Trang

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

'Thần y' rời núi cứu người và bài thuốc 'thách thức tử thần' (Tiếp theo kỳ 1)

Kỳ 2: “Thần chết” chào thua

Khu nhà của ông lang người Mông Sùng A Tú ở bản Nà Tao (Cô Ban, Bảo Lạc, Cao Bằng) chẳng khác gì bệnh viện trong rừng, với người ra người vào, bệnh nhân nằm la liệt.

Phía góc “bệnh viện dã chiến” là nơi người đàn ông gầy còm nằm còng queo, với cái đầu… kinh dị. Nhiều người yếu tim, nhìn khuôn mặt với cái đầu móp méo ấy thực sự hãi hùng.

Bệnh nhân đặc biệt, trông như “dị nhân” đó là anh Đàm Thanh Hiếu, sinh năm 1975, quê ở Mỏ Thiếc (Nguyên Bình, Cao Bằng). Anh Hiếu đã bị cưa và gỡ mất ¼ sọ đầu.

Người ngày đêm sát cánh chăm sóc là bà Hà Thị Dùng, mẹ đẻ anh Hiếu. Bà Dùng mang khuôn mặt khắc khổ. Con trai như thế, khiến lòng dạ bà tan nát.

Hồi đầu năm, anh Hiếu trèo tầng 2 sửa điện, không may trượt chân ngã xuống đất, vỡ đầu, dập phổi, gãy chân.

Bệnh nhân Đàm Thanh Hiếu đã chuyển biến tích cực

Bị thương quá nặng, Bệnh viện Cao Bằng đã phải chuyển gấp xuống Bệnh viện Việt Đức. Các bác sĩ phải mở hộp sọ, lấy ra ¼ hộp sọ vỡ, rồi mở thông họng.

Nằm viện 25 ngày không tỉnh, bác sĩ đã rút ống thở, khuyên gia đình cho anh về quê lo hậu sự, vì không thể cứu được. Gia đình đành phải đưa anh về.

Thế nhưng, anh Hiếu cứ sống thực vật, không tỉnh, nhưng không chết. Các vết thương mưng mủ rất thảm hại. Xót ruột quá, gia đình lại đưa xuống Hà Nội. Nhưng một lần nữa, bác sĩ Bệnh viện Việt Đức lại giải quyết cho về, vì không còn hi vọng gì.

Đang lúc không biết bấu víu vào đâu, thì nghe thông tin từ một bác sĩ đông y ở Cao Bằng, vợ anh Hiếu đã lên Bảo Lạc gặp ông lang Sùng A Tú. Ông lang Tú cấp cho mấy bọc thuốc dặn cứ thử dùng cho chồng theo hướng dẫn của ông, xem biến chuyển thế nào, chứ không đưa chồng lên vội, vì đường sá xa xôi, khó khăn dốc dác, rất vất vả, tốn kém.

Dùng thuốc được một tuần, thì anh Hiếu dễ thở hẳn, đi chiếu chụp ở Bệnh viện Cao Bằng thấy hết viêm phổi, dù trước đó, phổi anh lúc nào cũng viêm nặng, rất nhiều đờm, thở khò khè. Dùng thêm tuần nữa thì anh tỉnh táo, tự nhấc đầu dậy, mở mắt nhìn ngó, nhận biết được xung quanh, nói được vài từ.

Thấy thuốc của ông lang Sùng A Tú có thể cứu được con mình khỏi bàn tay tử thần, bà Hà Thị Dùng đã nhất quyết đưa con trai lên đây. Bà và con dâu mang theo nồi niêu xoong chậu, chăn chiếu mùng màn, xác định thay nhau ở nhà thầy lang Sùng A Tú lâu dài để giành giật mạng sống anh Hiếu từ bàn tay tử thần.

Chuyện 'thần chết' chào thua ở ‘bệnh viện’ trong rừng
Biết ông lang Sùng A Tú có tài năng 
chữa bệnh trọng, lương y Phạm Văn Thanh 
(Nhà thuốc gia truyền Hoàng Liên Sơn) 
đã xúc động làm bài thơ, 
rồi mang từ mãi Lào Cai sang Cao Bằng tặng.

Mới điều trị được chục ngày, song anh Đàm Thanh Hiếu đã có chuyển biến rất tích cực. Anh đã ngồi dậy được, ăn được cơm. Bà Đàm đang tràn trề hi vọng sức khỏe con trai sẽ tốt đẹp lên. Khi con bà khỏe mạnh, bà sẽ đưa xuống Hà Nội, để bác sĩ đưa mảnh sọ vào đầu, nhìn con bà đỡ thảm hơn.

Cạnh giường anh Hiếu, là vị cán bộ điều tra của Công an tỉnh Cao Bằng, bị tai biến mạch máu não. Sau khi lê la ở đủ các bệnh viện, cuối cùng cũng phải tìm lên tận vùng biên ải nhờ đến ông lang người Mông bí ẩn này. Từ một người sống thực vật, anh đã tự ngồi dậy, tự bóp tay chân cho mình.

Rồi mấy giường đằng kia, là những thanh niên trai trẻ, trông chẳng còn ra hồn người. Toàn bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não. Họ đang trông chờ vào sự thần diệu của những cây thuốc bí ẩn.

Giữa buổi, khi chợ phiên Bảo Lạc (Cao Bằng) còn đông, thì thầy lang Sùng A Tú cùng con trai đi xe máy về bản Nà Tao (xã Cô Ban). Bệnh nhân ngồi chờ ở sân xúm xít ra đón ông.

Thầy lang Sùng A Tú dáng người thấp đậm, dễ gần, nhưng ít nói. Ông hỏi han từng người mới đến, xem bệnh tật ra sao, ghi chép vào cuốn sổ để ở mặt bàn.

Tôi khá ngạc nhiên khi ông lang Sùng A Tú, một người Mông chính cống, sống cả đời trên núi cao, chưa từng học qua trường lớp chuyên ngành nào lại có thể bắt mạch cho bệnh nhân rất chuẩn xác.

Chị Hoàng Thị Thanh, người Tày, lặn lội từ mãi Hà Giang sang đây, đặt ngửa cổ tay nổi gân xanh lên mặt bàn. Ông lang Sùng A Tú bắt mạch chỉ vài giây và phán luôn: “Chị bị hở van tim rồi. Thở yếu lắm”.

Chị Thanh hết sức ngạc nhiên, khi ông lang Tú chỉ bấm vào cổ tay phán luôn ra bệnh, trong khi, chị phải khám chữa ở Hà Giang mãi không ra, phải xuống Hà Nội bác sĩ mới phát hiện ra bệnh ấy.

Chị dùng thuốc kê đơn của bệnh viện, nhưng được vài tháng, sức khỏe lại suy giảm rõ rệt, biểu hiện khó thở.

Theo chị Thanh, sở dĩ chị biết đến ông lang Tú, vì có anh hàng xóm, cạnh nhà chị, bị suy tim, bệnh viện trả về chờ chết, vậy mà dùng thuốc của ông lang Sùng A Tú vẫn sống được đến nay.

Chuyện 'thần chết' chào thua ở ‘bệnh viện’ trong rừng
Vị cán bộ điều tra, công an tỉnh Cao Bằng
bị tai biến đã chuyển biến tích cực khi
điều trị tại nhà ông lang Sùng A Tú
Không chỉ thế, anh hàng xóm của chị còn khỏe mạnh hơn xưa, đã đi làm được. Ông lang Sùng A Tú trấn an chị Thanh: “Tôi chữa được nhiều bệnh, nhưng hai bệnh khó nhất với các ông lang, thì tôi lại ra tay thành công, là bệnh liên quan đến tim và tai biến. Bệnh của chị nhẹ thôi, tôi giải quyết được. Chị không phải lo lắng gì”.

Ông lang Sùng A Tú sinh ra ở bản Cô Ban, nhưng nhà ở mãi đỉnh núi cao, sát biên giới. Bố Sùng A Tú cũng là một ông lang, nhưng không hành nghề chuyên nghiệp. Trong vùng ai bị bệnh, nhờ vả, thì ông vào rừng hái thuốc điều trị giúp, chứ không lấy tiền.

Ông cụ cũng chỉ biết chữa những bệnh đơn giản và biết những cây thuốc phổ thông. Tuy nhiên, người cha đã truyền cho Sùng A Tú cảm hứng say mê với cây thuốc quý.

Phía bên kia biên giới, anh em, người thân trong họ Sùng A Tú có nhiều người sinh sống. Trong họ Sùng ở bên kia biên giới, nhiều người làm thầy lang, biết những cây thuốc độc đáo.

Người Trung Quốc giữ nghề, đặc biệt là nghề thuốc rất kín kẽ, nhưng Sùng A Tú là người nhà, nên đều được truyền dạy tỉ mỉ. Ai chỉ cây gì, Tú cũng ghi nhớ như in trong đầu và thử nghiệm chữa bệnh để khẳng định tác dụng của nó.

Người thân bên Trung Quốc dạy cho Sùng A Tú hai bài thuốc đặc biệt nhất, là bài thuốc chữa gãy xương và bệnh tim. Bài thuốc trị bệnh tim của Sùng A Tú đã đưa cả trăm người về lại dương thế, giành lại mạng sống từ bàn tay tử thần.

Sùng A Tú kể: “Làm thầy lang, nhưng đến nay tôi vẫn không giải thích được vì sao mấy cây thuốc chữa gãy xương lại kỳ diệu như vậy. Hồi học ở Trung Quốc, tôi cũng không tin lắm đâu, gãy xương thì đi bó bột, chứ ai lại đắp thuốc. Thế nhưng, tôi đã thử trên gà và chó, thấy đặc biệt hiệu nghiệm. Đắp cho người, thì xương ai cũng liền hết”.

Theo lời kể của Sùng A Tú, hồi vừa học xong bài thuốc gãy xương ở Trung Quốc, thì con gà nhà anh bị khúc gỗ đè giập nát vụn cả hai chân, xương lạo xạo, lòi cả ra ngoài.

Nghĩ đắp thuốc cho người mà lành, thì đắp cho gà chắc cũng được, nên Sùng A Tú đắp cho nó. Không ngờ, đắp thuốc xong, vài hôm sau thì con gà lững thững đi lại được. Thời gian sau những mẩu xương xuyên qua thịt cũng rụng ra ngoài.

Sùng A Tú tin rằng những cây thuốc thần kỳ này có khả năng kích thích xương mọc ra, rồi tiêu cả xương vụn trong thịt, đào thải những mẩu xương vỡ vụn ra ngoài. Sùng A Tú đã đắp thuốc gẫy xương cho nhiều người và đều thành công.

Ở ngay địa phương, Bí thư Đảng ủy xã Cô Ba Vương Quốc SLấn bị tai nạn gãy 3 xương sườn, 1 xương quai xanh, xuống bệnh viện tỉnh nhưng không đóng đinh được vì xương đã dập đành đến nhờ đến A Tú.

Dùng thuốc liên tục trong 4 tháng SLấn lại leo núi khỏe như trước, đến viện chụp lại X quang không hề có dấu vết nào của tai nạn khủng khiếp khi xưa. Theo Sùng A Tú, tất cả các trường hợp tai nạn, xương gãy vụn, không cần phải xuống bệnh viện đóng đinh, mổ xẻ, chỉ cần đắp thuốc đều lành (?!).
Còn tiếp…

16 nhận xét:

  1. Ko gì bằng tấm lòng thầy thuốc cứu bệnh nhân chị gái nhỉ ? Cảm ơn những thần y, bác sĩ hết lòng vì người bệnh, những tấm lòng họ thật đáng khâm phục

    Chúc chị gái tuần mới tràn niềm vui chị nhé ! (~_~)

    [img]http://i.imgur.com/lmef6lB.gif [/img]

    Trả lờiXóa
  2. Thật kỳ diệu ! Giá có một tổ chức phi chính phủ nào biết mà dầu tư cho cơ sở chũa bệnh cho ông thầy lang Tú thì tốt quá !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là cơ sở của lương y Sùng A Tú cần được mở rộng và có đường giao thông cho ô tô vào được tận nơi để nhiều bệnh nhân được cứu chữa.

      Xóa
  3. Ở nước ta cũng khá nhiều thày lang chữa bệnh giỏi, nhưng ít ai biết đến. Những bài tương tự như thế này thật là quý và cứu giúp cho nhiều người. Chỉ tiếc rằng báo thường nhật không đăng, báo mạng thì không phải ai cũng đọc được...!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình mong muốn có nhiều người biết địa chỉ này để chữa bệnh, không cần phải ra nước ngoài cho phí tiền.

      Xóa
  4. Thật là thần dược. Em và cháu em cũng được bó thốc của các ông lang thì khỏi nhưng là gãy nhẹ thôi chị ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy ông lang ở Hà Nội cũng đắp thuốc khỏi, nhưng trước khi đắp thuốc phải nắn xương không có thuốc tê đau gần chết!

      Xóa
  5. Thật là diệu kỳ
    Thăm TM biết thêm về một thầy lang thật hiếm có.Chúc an vui.Thân mến

    Trả lờiXóa
  6. Em sang thăm chị bắt gặp một thông tin hay, em lưu lại đọc sau. khuya rồi, em chuc chị luôn khỏe, trẻ, đẹp.

    Trả lờiXóa
  7. Chào Chị Thanh Mai
    Em ở Vũng Tàu muốn tới nhà Thầy Tú. thì liên lạc bằng cách nào để tới được địa chỉ nhà thầy hả Chị ? Chị giúp em với
    Cảm ơn chị nhiều

    Trả lờiXóa
  8. ban cho hoi bệnh viên gan B có chữa được không ạ

    Trả lờiXóa

Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]