Cây thuốc lạ của
người từng bị hư thận
Bị hư cả hai quả
thận, tiền bạc lại không có, anh Ngô Sĩ Lạc ở thôn Nguyên Trang, xã Sơn Nguyên
(huyện Sơn Hòa) cứ ngỡ mình sẽ sớm lìa khỏi cuộc đời. Trong hoàn cảnh bế tắc,
anh tìm uống thuốc nam và hết bệnh nên hăm hở chia sẻ cây thuốc lạ lùng này với
nhiều người, mong giúp họ tìm lại được sức khỏe.
Năm 1993, anh Ngô
Sĩ Lạc mắc bệnh thận. Căn bệnh này suýt nữa thì cướp đi mạng sống của anh. “Tôi
điều trị ở bệnh viện tại Phú Yên, vô bệnh viện TP.Hồ Chí Minh rồi ra bệnh viện
ở Vinh, Nghệ An. Bác sĩ đều nói cả hai quả thận bị hư, tôi phải ghép thận, nếu
có tiền”.Anh Lạc làm gì có tiền, có thận để mà ghép! Năm 1984, từ Diễn Châu
(Nghệ An), anh đến huyện miền núi Sơn Hòa lập nghiệp. Rồi anh đi bộ đội, sang
chiến trường Campuchia. Bị bệnh sốt rét hành hạ, anh Lạc xuất ngũ một năm sau
đó. Trở về Sơn Hòa, anh lập gia đình. Hai vợ chồng mưu sinh trên rẫy. Đến khi
anh Lạc ngã bệnh, vợ chồng anh phải chuyển nhượng 1,5ha đất rẫy để chạy chữa,
thuốc thang. Không có tiền ghép thận, anh đành buông xuôi, mặc cho số phận. Anh
được đưa về nhà và bị căn bệnh quái ác hành hạ, dẫn đến phù, co rút hai chân,
không thể đi được. Khi đó, người đàn ông sinh năm 1967 này yếu đến mức được vợ
và bạn dìu hai bên, cũng không còn sức để đứng lên.Cứ ngỡ mình sẽ chết thì ngày
nọ, anh Lạc hay tin ở Tuy Hòa có một người đào vàng bị hư cả hai quả thận, bệnh
viện “chê”, trả về. Rồi bệnh nhân đó uống thuốc của một người dân tộc thiểu số
ở Phú Túc (Krông Pa, Gia Lai) và khỏe mạnh trở lại.
Như người sắp chết
đuối vớ được cọc, anh Lạc nhờ em trai lên Phú Túc, lặn lội tìm người đàn ông
kia để mua thuốc. “Em tôi mua được 2 khúc cây, mỗi khúc dài khoảng nửa mét, to
bằng cổ tay với giá 150.000 đồng, về nhà vạt mỏng, rang vàng hạ thổ rồi nấu sôi
kỹ để tôi uống thay nước. Đêm đó, sau khi uống hết ấm thuốc đầu tiên, tôi rất
mệt, nhưng sáng hôm sau thì thấy đỡ nhiều. Tôi liền bảo em lên Phú Túc mua thêm
thuốc. Uống đúng một tháng thì khỏe, tôi đi siêu âm lại, bác sĩ bảo: Thận không
có vấn đề gì” – anh Lạc tươi cười kể về chuyện mình đã thoát khỏi bệnh một cách
kỳ diệu.
Chia sẻ niềm hi
vọng
Khỏi bệnh, anh Lạc
vô cùng tò mò muốn biết cây thuốc gì đã giúp mình bước qua “cửa tử” nên đem
khúc cây đến gặp nhiều người dân tộc thiểu số sống ở địa phương để tìm hiểu.
Tuy nhiên, tất cả đều lắc đầu, chẳng biết đó là cây gì. Bởi vì trước khi bán
thuốc cho gia đình anh Lạc, người đàn ông ở Phú Túc đã chặt cây thuốc ra thành
từng khúc và trên cây không còn một cái lá nào, vì vậy, người ta không thể
“nhận diện” được.
Khỏe mạnh trở lại,
anh Lạc tiếp tục làm rẫy và mua cây thuốc “trữ” trong nhà. “Mỗi lần lên Phú
Túc, tôi mua từ 1 đến 2 triệu đồng tiền thuốc để dành trong nhà, ai cần thì tôi
chia lại cho họ” – anh Lạc cho biết.
Cách đây 3 năm,
anh Cao Văn Thìn ở thôn Nguyên Trang, đồng hương với anh Lạc, mắc bệnh sốt rét,
sau đó tiểu ra máu rất nhiều. Anh Thìn đến bệnh viện khám thì được khuyên nhập
viện để điều trị. “Lúc đó vợ tôi cũng bệnh, đang lúc mùa màng mà gia đình lại
neo người nên tôi không nhập viện. Anh Lạc hay tin, đưa cho tôi một khúc cây,
bảo về sắc uống thử. Tôi uống vào thấy đỡ, nước tiểu trong trở lại. Công nhận
cây đó hay, cách sử dụng cũng rất đơn giản” – anh Thìn kể.
Anh Thìn cho biết
sau khi uống hết 4 ấm thuốc, anh khỏi bệnh cho tới bây giờ. Khúc cây thuốc mà
anh Lạc đưa, giờ vẫn còn một ít, anh Thìn cất kỹ, để dành. “Nó chẳng bị mối mọt
gì cả, dù tôi cứ để khơi khơi như thế” – anh Thìn nói. Rồi, cũng như anh Lạc,
anh Thìn rất tò mò muốn biết rốt cuộc đó là cây gì mà hay vậy. “Hai anh em đã
lên Gia Lai mua thuốc và “theo dõi” người đàn ông đó vì muốn tìm ra gốc gác cây
thuốc, nhưng mà không được” – anh Thìn tươi cười kể.
Không chỉ nhiều
người dân ở thôn Nguyên Trang biết về cây thuốc “của anh Lạc”, mà người ở xa
cũng gọi điện đến “đặt hàng”. Anh Lạc nói: Tôi đã chia thuốc cho rất nhiều
người, gần có, xa có, giờ không thể nào nhớ hết. Có người ở Cam Ranh (Khánh
Hòa), uống hết bệnh rồi mà vẫn mua thêm, nói là để “thủ” trong nhà. Một người
tên Thi bị phù, ứ nước ở thận, uống thuốc hết bệnh rồi thì mua về bán cho dân
trong vùng. Tít trong TP Hồ Chí Minh cũng có người điện ra tìm mua cây thuốc
này”.
Một trong những
người ở TP. Hồ Chí Minh đã mua thuốc của anh Lạc là anh Nguyễn Đức Thái, sống
tại quận Thủ Đức. Qua điện thoại, anh Thái cho biết: “2 năm trước, thận của tôi
bị ứ nước độ 2. Nghe người ta mách bảo, tôi mua thuốc của anh Lạc, uống chừng
gần một tháng thì khỏi bệnh. Từ đó đến nay, tôi vẫn đi kiểm tra sức khỏe định
kỳ, kết quả đều ổn”.Theo lời anh Lạc, cây thuốc mà anh trữ trong nhà “chuyên
trị” chứng suy thận, phù do bệnh về thận, thận ứ nước, tiểu ra máu do tổn
thương thận, còn bệnh sỏi thận thì cây thuốc này “bó tay”. Khi phóng viên tỏ ý
muốn biết “mặt mũi” cây thuốc, anh Lạc kêu vợ mang ra một khúc cây to bằng cổ
tay trẻ con, có gai, màu vàng rất nhạt. Rồi anh mang ra một cái máy bào. Tì
khúc cây vào cửa, anh Lạc bắt đầu bào và dăm xối xả văng ra. Chốc sau, anh đã
có một vốc to dăm mỏng bào từ cây thuốc, có mùi hăng rất nhẹ. Anh Lạc hướng
dẫn: Đem cái này rang vàng, hạ thổ rồi cho vào ấm đất, đổ 4 chén nước, đun sôi
kỹ rồi uống thay nước, thế thôi. Một ấm thuốc nấu từ 2 đến 3 nước mới bỏ. Cũng
theo anh Lạc, người bị suy thận phải uống từ nửa tháng đến một tháng mới có kết
quả, còn người bị phù do bệnh về thận thì chỉ cần uống trong năm mười ngày.
“Có người ở TP Tuy
Hòa điện lên hỏi về cây thuốc, rồi hỏi là có cần đưa bệnh nhân đến để bắt mạch
không. Trời, tôi đâu phải là thầy thuốc. Tôi may mắn biết được cây thuốc này,
cứu được mình, sau đó thì giúp cho bà con thôi” – anh Lạc nói.
Trao đổi xoay
quanh cây thuốc “bí ẩn” đang được anh Ngô Sĩ Lạc chia sẻ với nhiều người mắc
bệnh thận, đông y sĩ Lê Văn Phước ở TP Tuy Hòa – người đã có nhiều năm sưu tầm,
giới thiệu những cây thuốc quý – nói: Muốn biết đó là cây gì, hoạt chất của nó
như thế nào thì phải gửi tiêu bản đến Viện Dược liệu để các nhà chuyên môn xác
định.
Cũng theo ông
Phước, trong nhiều trường hợp, thổ nhưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc
chiết xuất được dược liệu từ cây thuốc. Và phải thu hái đúng quy trình, nếu không thì
cũng không có tác dụng.
Bạn đọc có nhu cầu
liên lạc với anh Ngô Sĩ Lạc, thì liên lạc theo số điện thoại: 0168.614.6886.
Theo Yên Lan (Báo
Phú Yên)
Bài thuốc chữa thận
yếu độc đáo của ông lang
người Tày ở Hà Giang
Ở huyện vùng cao
Đồng Văn (Hà Giang), người dân thường mách nhau về một vị lang y người dân tộc
Tày có bài thuốc chuyên trị bệnh thận yếu. Đó là ông Lương Huy Ngò – 69 tuổi,
sinh sống tại khu phố cổ thị trấn Đồng Văn.
Nhiều năm nay, ông
đã đem bài thuốc của mình chữa khỏi bệnh cho nhiều bệnh nhân có triệu chứng của
bệnh thận yếu như: Đau thắt vùng hông, lưng, sát gần xương sườn, gây sốt, tiểu
nhiều về đêm hoặc nước tiểu có sự thay đổi khác thường…
Có ông Ngò không
lo bị thận
Nhớ lại lần chữa
trị cho bệnh nhân thận yếu đầu tiên là đồng nghiệp với cậu con trai út hiện
đang là giáo viên cấp II trường huyện, cho dù đã có kinh nghiệm trong việc chữa
trị những căn bệnh thông thường nhưng ông cũng không đủ tự tin để bốc thuốc:
“Tôi khuyên cậu ấy lên bệnh viện khám và điều trị, bởi với triệu chứng ban đầu,
cho dù có thể khẳng định bị thận yếu nhưng cũng không thể chắc chắn mình có thể
chữa khỏi”. Thế nhưng, người bệnh đó chỉ muốn được ông bốc thuốc chữa bệnh bởi
anh đã nhiều lần dùng thuốc tây nhưng bệnh chỉ thuyên giảm, hết thuốc đâu lại
vào đó. Cuối cùng, trước sự quyết tâm của người bệnh, lại là đồng nghiệp với
con trai, ông đã phải đồng ý nhận lời.
Thời gian đầu ông
cho bệnh nhân dùng kết hợp 3 loại cây bòn bọt, mật cá và cây lược vàng đều đã
được phơi khô, chế biến thành thang. Trong thang thuốc đó vị chủ yếu là cây bòn
bọt, hai cây mật cá và lược vàng chỉ là thành phần phụ trợ. Bởi thành phần của
loại lá cây này chữa phù thũng, cả phù do thận. Sau nửa tháng người bệnh đã có
dấu hiệu thuyên giảm như không còn đi tiểu thường xuyên về đêm, lưng bớt đau
nhưng vẫn chưa khỏi hẳn.
Sau khi theo dõi,
ông Ngò quyết định chữa bệnh theo phương thức mới, cho bệnh nhân dùng trực tiếp
cây tươi: “Ngày đó, vào mùa khô việc kiếm cây bòn bọt rất khó, tôi phải mất khá
nhiều ngày leo đèo, lội suối mới tìm được chừng 2kg. Kết hợp với hai loại cây
kia, tôi quyết định cho bệnh nhân dùng theo cách mới. Ba loại cây được phân đều
bằng nhau (khoảng chừng 6 lạng), rửa sạch rồi cho vào nồi đun với một bát tô nước
đầy. Đun nhỏ lửa trong vòng 2 tiếng rồi uống cả ngày thay nước, cứ 5 ngày thì
thay nồi mới một lần.
Thực chất các loại
cây rừng thì phần lớn tác dụng nằm ở nhựa cây, khi phơi khô sẽ làm giảm tác
dụng” – ông Ngò chia sẻ. Đúng một tháng sau khi dùng bài thuốc chữa thận yếu
theo phương thức mới, người bệnh đã có chuyển biến rõ rệt. Điều ngạc nghiên hơn
là khi đi khám tại cơ sở y tế, các kết quả xét nghiệm đã khẳng định bệnh nhân
có 2 quả thận hoàn toàn bình thường.
Nhiều bệnh nhân ở
địa phương và khắp nơi tìm đến ông Ngò và rỉ tai nhau một câu dí dỏm: “Có ông
Ngò không lo bị thận”. Qua tìm hiểu được biết, ông Ngò có thể chữa trị được
nhiều loại bệnh, từ bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ đến bệnh vàng da, bệnh gan, phổi…
Tuy nhiên, bài thuốc được mọi người tìm đến nhờ cậy ông nhiều nhất chính là bài
chữa thận yếu từ 3 loại cây kết hợp.
Điều đặc biệt, ông
là người đầu tiên sử dụng cây tươi để chữa bệnh hiệu quả. Một điều nữa là ông
Ngò chữa bệnh không tốn nhiều tiền mà hiệu quả rất cao. Như bệnh tiêu chảy,
bệnh cam tẩu mã, chỉ cần một lần uống là dứt bệnh. Bệnh thận, bệnh gan cũng chỉ
từ 4-5 thang cho 15 ngày điều trị, người nặng cũng chỉ lấy thuốc đến lần thứ 2
là khỏi bệnh.
Nhiều đời làm nghề
thầy lang
Ông lang Ngò được
thừa hưởng nghề bốc thuốc Nam
từ ông cha truyền lại. “Khi còn nhỏ, bố tôi đã chỉ bảo cho tôi các loại cây
thuốc. Chỉ lên 10 tuổi tôi đã có thể nắm bắt được đặc tính của cây thuốc trong
rừng mà không bị nhầm với bất kỳ loại khác. Trên rừng có rất nhiều loại cây từa
tựa như nhau, nếu không nắm được đặc tính thì rất có thể nhầm lẫn, thậm chí là
cây có hại đến sức khỏe” – ông Ngò cho biết.
Có thời kỳ ông
tham gia quân ngũ (từ năm 1968-1972) ông đã nhiều lần sử dụng cây thuốc Nam chữa trị
cho đồng đội thoát khỏi bàn tay tử thần. Trên đường hành quân, đồng đội bị rắn
độc cắn, sốt rét rừng hành hạ hay vết thương nghiễm trùng đều được ông chữa
khỏi. Sau năm 1975, ông trở về địa phương tham gia công tác xã hội nhưng vẫn
luôn giúp chữa bệnh, cứu người. “Cứ ngày nghỉ, lúc rảnh rỗi là tôi lại lên rừng
tìm cây thuốc về phơi khô cất trong nhà, khi có người cần đến là tôi mang ra
giúp đỡ bà con” – ông tâm sự.
Có những bệnh nhân
vì hoàn cảnh khó khăn ông còn cho thuốc chữa bệnh, thậm chí cho tiền tàu xe đi
lại. Điều hạnh phúc nhất các con ông đều học hành thành đạt, người làm bác sĩ,
người là thầy giáo. Nhưng điều khiến ông lo lắng là nguy cơ bài thuốc của ông
bị mai một, thất truyền: “Tôi tuổi đã cao, sức khỏe yếu nên cũng muốn truyền
nghề cho các con. Nhưng trong số đó chỉ có cậu con trai út là biết chút ít về
cây thuốc, nhưng nó lại làm thầy giáo, sau này không biết có tiếp tục theo nghề
của bố nữa không”.
Một khó khăn nữa
là ngày trước cây thuốc rất dễ tìm, chỉ cần lên cánh rừng phía sau nhà là có
thể tìm thấy những cây thuốc cần thiết. Nhưng những năm gần đây, do cây thuốc
quý đang dần bị khai thác kiệt quệ nên việc kiếm cây thuốc ngày càng khó. Cuối
cùng ông phải dành hẳn một khu vườn sau nhà để trồng cây thuốc Nam : “Mình
trồng đấy, khi người bệnh cần có thể lấy cho họ dùng ngay, nếu tính khu vườn
nhà tôi có hàng trăm loại cây dược liệu quý, mà không phải cứ lên rừng mà đã
tìm thấy”.
Ông Phạm Hùng Phẩm
– Chủ tịch Hội Đông y huyện Đồng Văn – cho biết: “Theo Hội Niệu -Thận học Việt Nam , hiện nay
nước ta có khoảng 8 triệu người bị suy thận mạn. Trong đó, có hơn 80.000 bệnh
nhân suy thận mạn đã chuyển sang giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo hoặc
ghép thận để duy trì sự sống. Những con số này ngày càng tăng là do chế độ dinh
dưỡng chưa hợp lý và các yếu tố nguy cơ như: Tăng huyết áp, viêm cầu thận, đái
tháo đường…”.
Người dân vùng cao
còn lưu giữ nhiều bài thuốc chữa bệnh rất quý, trong đó có bài thuốc chữa thận
yếu của ông lang Lương Huy Ngò. “Qua nhiều năm ông Ngò đã tìm ra bài thuốc kết
hợp từ những cây dược liệu quý mà thành phần chính là cây bòn bọt kết hợp với
cây lược vàng, cây mật cá… Chính điều này đã giúp cho nhiều người dân khỏi bệnh
mà không cần phải điều trị ở các cơ sở y tế” – ông Phẩm cho biết thêm.
Cây bòn bọt có tên
khoa học là Glochidion eriocarpum champ, ngoài ra còn có các tên gọi khác: Cây
sóc, bọt ếch, chè bọt, lồ lao nhồng. Cây này mọc hoang ở vùng trung du và miền
núi nước ta. Người ta lấy cành và lá cây bòn bọt làm thuốc, dùng tươi hay khô.
Trong thân và lá của nó đều có chất tanin (khoảng 10% trong lá, 12% – 15% trong
vỏ thân) và saponin, steroid.
Theo kinh nghiệm
dân gian, cây bòn bọt dùng để chữa rắn độc cắn (giã lá vắt lấy nước uống, còn
bã đắp lên vết thương), hoặc dị ứng do sơn (lấy cả cành lá sắc lấy nước để
rửa). Có nơi còn dùng bòn bọt chữa ỉa chảy, chữa lỵ trực khuẩn. Tại các bệnh
viện Đông y, người ta dùng lá cây này chữa phù thũng, cả phù do thận, với liều
35gr lá khô/ngày, sắc uống, kết quả rất tốt.
(Sưu tầm)
Đúng là cây thuốc tiên chị gái nhỉ ? Nó mọc và hình dáng thế nào ko thấy họ nói đến chị gái nhỉ ? Cây thuốc quý xung quanh ta mà ta chưa biết hết đó thôi, thật là kỳ diệu cho những người nghèo như anh Lạc tìm đc loài thuốc quý, có nhiều người có tâm có đức như ông Ngò chắc chắncác bệnh nhân mắc bệnh sẽ khỏi bệnh
Trả lờiXóaChúc chị gái vui khỏe chiều thứ ba chị nhé ! (~_~)
[img] https://lh3.googleusercontent.com/-uIYd-xEd4Eo/VI4d8erjnFI/AAAAAAAANkM/ovBRnao04HU/w506-h486/2014%2B-%2B1%2B%288%29%2B%2B.gif [/img]
Bệnh nào cũng có cây thuốc để chữa, chỉ có chưa biết hết thôi!
XóaThật là may mắn...nhưng nếu vào tận trỏng mua thuốc thì ngại quá chị ạ! Tìm đến thuốc dân tộc Hà Giang thôi!
Trả lờiXóaĐang phải chạy thận mà vớ được mẩu gỗ ấy thì còn gì bằng! Gọi điện liên lạc với anh Lạc mà nhờ gửi bưu điện cũng được mà!
XóaCám ơn TM, đọc mãi mới xong, dài quá, nhưng là thuốc thì phải cố đọc. Mấy ngày nay mạng ban ngày hầu như kg dùng được, chỉ khuya hay sáng sớm dùng được 1 chút thôi, chả biết bao giờ mới sửa xong ! Chào !
Trả lờiXóaMạng nhà mình vẫn bình thường TN ạ!
XóaNGUYÊN HÂN cũng chỉ cho mình địa chỉ này qua điện thoại ' Nay được TM giới thiệu rõ ràng cụ thể . Rất cám ơn T M và N H !
Trả lờiXóaNH nói với mình sẽ mách cho DK chữa thận nên mình đăng lên đây để bạn tìm hiểu đấy!
XóaBác vu Duy Khac đã dùng thử thuốc chưa a, cháu cũng muốn tìm hiểu hơn về thuốc. nếu đã dung thử, bác trả lời jup cháu, con cháu cũng đang bị bệnh
Xóakhông hiểu vi sao các nhà dược học, bác sỹ không tìm hiểu để sản xuất các loại thuốc tư những cây quý này để giúp cho đời ?
Trả lờiXóaHình như họ không có thời gian để làm việc này!!!
Xóa