Trang

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

5 loại cây là thần dược giải độc ngay trong nhà bạn

Trong y học cổ truyền, các vị thuốc có công dụng giải độc là rất phong phú và thực sự là những thảo dược “cứu cánh” trong những nhiều trường hợp ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm. Nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa khi “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ” thì những cây thuốc này có giá trị dự phòng và hỗ trợ điều trị tích cực.

Cây hoa mua giải độc sắn
Ở nước ta có nhiều loại mua, người ta hay dùng cây mua lùn để làm thuốc. Thường dùng để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn (lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống).

Cây đinh lăng giải độc thức ăn
Theo y học cổ truyền rễ đinh lăng có vị ngọt hơi đắng tính mát có tác dụng thông huyết mạch bồi bổ khí huyết lá có vị đắng tính mát có tác dụng giải độc thức ăn ,chống dị ứng ,chữa ho ra máu,kiết lỵ

Đậu xanh giải độc nấm
Đậu xanh vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. Để giải độc lấy 100g đậu xanh rửa sạch, nghiền sống, chế nhiều nước rồi uống hoặc nhai luôn 1-2 nắm hạt sống rồi uống nhiều nước. Có thể lấy cả hạt ninh nhừ ăn, nếu chỉ có vỏ hạt thì sắc lấy nước uống. Cũng có thể dùng bột đậu xanh hòa với nước nguội để uống. Hạt đậu xanh dùng giải độc trong môi trường hợp, đặc biệt khi say sắn và ngộ độc nấm.

Rau má giải độc lá ngón

Rau má vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu. Để giải độc lá ngón hoặc say sắn lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống; để chữa ngộ độc nấm cũng làm như trên hoặc lấy rau má 160g đem sắc với 80g đường phèn lấy nước uống hoặc lấy 160g rau má và 400g củ cải tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.

Rau mùi chữa ngộ độc thức ăn
Rau mùi thường dùng để chữa ngộ độc thức ăn bằng cách lấy khoảng 120g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.
Theo báo Xã Hội

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Quà tặng chị em nhân ngày Phụ Nữ VN 20/10

(Kiến Thức) - Không nhất thiết phải sử dụng chất tẩy rửa, chị em có thể cải thiện không gian nhà bếp hiệu quả bằng các nguyên liệu sẵn có.

Làm sạch lò vi sóng bằng chanh. Để làm sạch các vết bẩn cứng đầu trong lò vi sóng, chị em chỉ cần chuẩn bị một bát nước nhỏ pha chanh theo tỷ lệ 4:1. Tiếp đó đặt bát vào lò, bật chế độ hâm nóng vài phút để dung dịch bốc hơi. Đợi lò nguội chừng 15 phút rồi lau sạch bằng miếng vải ẩm.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Thu Tàn



Thu đã tàn rồi, anh thấy không?
Gió thu hiu hắt rối tơ lòng
Heo may bứt lá vàng khô khốc
Nắng hanh nhăn nhúm vết thu hằn

Mùa đông sắp sửa tràn về đấy!
Hai ta nhịp bước đã nhọc nhằn
Chẳng biết ngày nào ai xa vắng?!
Bây giờ đây hãy gắng nâng niu…

Nương nhau ta dạo những buổi chiều
Thời gian dần cạn, chẳng còn nhiều
Hạnh phúc chan hòa cùng con cháu
Trao nhau giọt cuối của tình yêu!

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Đi tắm nước khoáng Quang Hanh Quảng Ninh

7h sáng ngày 3/10 Đoàn trưởng Nghinh - Gương đưa 17 người chúng tôi đi Quang Hanh – Quảng Ninh tắm nước khoáng đến chiều ngày 6/10 mới trở về Hà nội.
Trên đường đi chúng tôi vào Chùa Ba Vàng chiêm bái. Rất tiếc là lần này ra đi tôi quên mang theo máy ảnh nên phải tìm hình ảnh Chùa Ba Vàng trên mạng giới thiệu với các bạn. Cụ B Ngân chụp khá nhiều ảnh, thế nào các bạn cũng được xem. Tôi sưu tầm ảnh và trích một số đoạn viết trên mạng về Chùa Ba Vàng rồi tổng hợp lại để các bạn và tôi biết thêm một ngôi Chùa cổ mới xây lại rất hoành tráng.
             
      Chùa Ba Vàng còn có tên là Bảo Quang Tự, chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông tức năm 1676. Chùa nằm ở độ cao 340m, so với mặt nước biển, trên một vị thế hết sức đẹp của TP Uông Bí. Theo văn bia còn lại của chùa thì núi chùa Ba Vàng xưa kia gọi là Thành Đẳng Sơn.
Những dấu tích kiến trúc gạch ngói vùi lấp bên dưới nền chùa hiện nay lộ ra cho thấy chùa đã được xây dựng ít nhất vào thế kỷ 17-18, quy mô khá rộng. Do thời gian, mưa nắng và biến động của lịch sử mà chùa dần dần bị đổ nát dẫn tới hoang phế. 

Tháng 1 năm 2011 để đáp ứng nhu cầu tu học của tăng ni Phật tử và hoằng dương phật pháp ngôi chùa được xây dựng lại lần thứ tư với qui mô to lớn khang trang. Sau 3 năm xây dựng chùa đã hoàn thiện các hạng mục:  ngôi Đại hùng bảo điện (4.500m2). Lầu Chuông:112m2), Lầu Trống(112m2), Hành lang La Hán(200m2), Nhà bảo tàng(700m2), Thư viện (700m2), Thiền đường(960m2)Cổng đá, cổng tam quan trung, cổng tam quan nội.
 Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã quyết tâm gây dựng lại ngôi chùa từ hai bàn tay trắng. Ông đã cùng các đệ tử kêu gọi du khách thập phương đóng góp công sức tiến hành trùng tu ngôi chùa với quy mô lớn và hiện nay đã được ghi nhận là ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Việt Nam do Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác nhận.
Chùa Ba Vàng hôm nay toạ lạc trên một khu đất bằng phẳng, rộng khoảng hơn 1.000 m2, cách khu du lịch sinh thái Lựng Xanh khoảng 1 km. Chính nguồn nước từ núi Ba Vàng chảy ra đã tạo nên Lựng Xanh- một điểm du lịch hấp dẫn của Uông Bí cùng với các danh thắng Yên Tử, Hang Son. 
Chánh điện mới gồm 2 gian: Tiền đường và Hậu cung. Ngoài ra còn một số công trình phụ.
       Thời gian qua, mặc dù ngôi chùa mới được khôi phục lại nhưng khá nhiều Phật tử và du khách lên Yên Tử là ghé xuống chùa Ba Vàng. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngay trước Tết, một con đường rộng trên dưới chục mét đã được mở, nối chùa Ba Vàng với Lựng Xanh và khu dân cư phường Thanh Sơn. Có đứng ở chùa mới thấy hết địa thế đắc đạo mà người xưa lựa chọn để xây ngôi chùa này. Từ vị trí hậu cung của chùa, chiếu ra phía sau là đỉnh cao nhất của núi Ba Vàng, hai bên tả hữu là hai dãy núi tựa thế tay ngai; phía trước là những ngọn đồi thấp lúp xúp, giống như bức bình phong, Và xa xa là dòng sông Bạch Đằng hồng đục màu phù sa. Toàn cảnh lọt trong tầm mắt, ta thấy không gian cảnh trí nơi đây giống như một bức tranh thuỷ mặc được vẽ một cách hoàn hảo.


Đại Đức Thích Trúc Thái Minh đã dồn biết bao công sức, tâm huyết để xây dựng lại chùa Ba Vàng, Ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất Quảng Ninh hiện nay. Phong cảnh chùa thật hùng vĩ, tĩnh lặng mà trang nghiêm trên núi cao, phía trước mặt là thành phố Uông Bí trẻ. 
Tuy đến 9 /3/2014 mới chính thức khánh thành nhưng từ ngày khai hội xuân đến nay, hàng vạn người đã đến Chùa để chiêm bái, lễ Phật đầu năm và thưởng ngoạn phong cảnh cũng như công trình tuyệt đẹp này...

Thanh Mai & Minh Gương

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Tôi đã tự biến mình thành con chuột bạch Trần Đăng Khoa

Thú thực, khi viết những dòng này, tôi vẫn chưa từng được nhìn thấy con chuột bạch ở ngoài đời. Tôi chỉ biết chuột bạch là một con vật mà người ta thường đem ra làm vật thí nghiệm. Khi tìm ra vac xin, hay một loại thuốc mới, người ta thường đem chú chuột bạch ra để ứng dụng trước, nếu thành công mới dùng điều trị cho người. Có lẽ chú chuột bạch bé nhỏ này có cơ địa gần gũi, tương tự như con người chăng? Khi tìm ra bản đồ gen người, một phát hiện cũng rất bất ngờ, hóa ra người cũng chỉ hơn con ruồi, con nhặng có 300 gen thôi. Vậy thì con người cũng chẳng có gì ghê gớm. Khoảng cách giữa con người với loài súc vật nhỏ mọn cũng chẳng đầy một gang tấc, xem ra mong manh lắm. Bởi thế, nếu không tu nhân tích đức, không tự kiểm soát mình một cách nghiêm túc, ta rất dễ trượt qua khỏi ranh giới của cõi người, tụt xuống hàng súc vật ngay.