Trang

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Những tác dụng phụ của sữa đậu nành và đậu phụ

Các sản phẩm từ đậu nành có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể nên tốt cho sức khỏe, trong đó sữa đậu nành và đậu phụ là hai sản phẩm phổ biến, được chúng ta tiêu thụ nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày. 

Tuy nhiên, giống như bất kì loại thực phẩm nào, đậu nành cũng có tác dụng phụ nếu tiêu thụ quá nhiều. Vì vậy, chỉ nên tiêu thụ chúng ở một chừng mực nhất định hoặc theo tư vấn của bác sĩ.

Dưới đây là những tác dụng phụ của sữa đậu nành và đậu phụ mà bạn nên biết.

1. Tác dụng phụ của sữa đậu nành

Sữa đậu nành là sản phẩm kết hợp sữa với đậu nành. Loại sữa này có chứa chứa một lượng không nhỏ chất genistein nên có tác dụng chống lão hóa hiệu quả. Với lượng protein phong phú, sữa đậu nành có thể giúp xương chắc khỏe, tránh loãng xương. Các chất chống oxy hóa có trong chất đạm của đậu nành có thể ức chế sự khởi phát của các tế bào ung thư. Ngoài ra, sữa đậu nành còn có lợi ích trong việc tăng cường "vòng 1", thúc đẩy khả năng sinh sản...

Những tác dụng phụ của sữa đậu nành và đậu phụ 1

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, loại sữa này lại không được khuyến khích tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài. Một số tác dụng phụ khi tiêu thụ nhiều sữa đậu nành bao gồm:

- Tăng nguy cơ đột quỵ: Isoflavones trong sữa đậu nành có thể gây ra ức chế tiểu cầu hoặc là, cho tiểu cầu bị vón cục dẫn tới hình thành cục máu đông, làm ngăn ngừa dòng chảy của máu qua các động mạch và gây tắc nghẽn ở động mạch vành hay não. Kết quả là làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

- Suy tuyến giáp: Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp. Loại hormone này có nhiệm vụ hỗ trợ i-ốt sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, nếu thiếu nó sẽ làm cho hormone tuyến giáp giảm đi, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.

- Không tốt cho người bệnh gout: Trong sữa đậu nành có chứa một hàm lượng purin - một thành phần có thể gây kích ứng niêm mạc của bạn, gây ra đau dữ dội, sưng và viêm, gây ra bệnh gout. Vì vậy, những người bị bệnh gout uống nhiều sữa đậu nành sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.

2. Tác dụng phụ của đậu phụ nếu ăn quá nhiều

Không nên ăn đậu phụ mỗi ngày vì nó cũng có mặt trái nếu ăn quá nhiều.

Những tác dụng phụ của sữa đậu nành và đậu phụ 2

Ảnh minh họa


- Suy giảm chức năng thận: Trong đậu phụ chứa rất nhiều protein mà ăn nhiều protein sẽ gây ra gánh nặng cho thận vì ăn nhiều đậu phụ sẽ tăng chất thải nitơ và thận phải lọc thải chỗ nitơ đó. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ suy thận.

- Khó tiêu: Protein trong đậu phụ cũng có thể là nguyên nhân gây cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể, đồng thời dễ dẫn đến chứng khó tiêu. Những người bị chứng khó tiêu do ăn nhiều đậu phụ có thể có thấy bị chướng bụng, tiêu chảy…

- Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch: Đậu nành chứa hàm lượng methionine vô cùng phong phú. Dưới tác động của enzym, methionine có thể được chuyển đổi sang một dạng khác và gây ảnh hưởng đến thành tế bào nội mô động mạch, làm lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch, từ đó tăng nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch.

Theo PLXH

23 nhận xét:

  1. Cảm ơn chủ nhà về bài viết -vẫn nghe đậu nành tốt với nhiều phương thức chế biến -bây giờ mới biết nó có những tác dụng phụ này
    CHúc một ngày bình an nhé -

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn Mai đã cho bổ xung kiến thức về sữa đậu nành và đậu phụ. Hôm nọ gặp Bá Hoàng đám cưới Minh Đức mình khen hồi này bạn ấy trẻ khỏe da dẻ hồng hào khác hẳn lần gặp trước. Bạn ấy nói do hồi này ăn chay và uống sữa đậu nành hàng ngày. Chắc liều lượng bạn ấy dùng chưa vượt mức cho phép nhỉ. Không biết thế nào là quá giới han??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uống sữa đậu nành ngày 1 ly có lẽ không sao, nhưng mình ăn đậu phụ hay bị đầy bụng nên chỉ thỉnh thoảng ăn một, hai miếng.

      Xóa
  3. Em thường xuyên xay sữa đậu nành để uống để bỏ xung can xi, nhưng chắc uống liều không nhiều nên vẫn OK.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo chị biết thì uống sữa đậu nành để tránh bị hao hụt can xi chứ không bổ xung can xi đâu!

      Xóa
  4. Cái gì mà sử dụng quá lố cũng không tốt, nên điều chỉnh cho phù hợp. Cám ơn Mai.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là cái gì cũng chỉ nên ăn ít thôi, cứ ăn liên tục là thừa. Bản thân mình cũng chóng chán nên cái gì cũng không thể ăn thường xuyên được!

      Xóa
  5. Vào nhà chị gái đọc được nhiều thông tin bổ ích về đậu phụ, món này em cũng rất thích đó chị gái, em cũng thỉnh thoảng kho thịt cho các cháu chứ ko ăn thường xuyên chị ạ

    Chúc chị chiều thứ 4 an lành (~_~)

    [img]http://i689.photobucket.com/albums/vv253/anhtuannguyenminh/niaoer_com_090417viel-2.gif?t=1270336094 [/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước đây chỉ cứ tưởng đậu phụ lành nhất ai ăn nhiều cũng chẳng sao, qua bài này mới hiểu chẳng có gì tốt tuyệt đối cả!
      Chúc em an lành!

      Xóa
  6. Theo nước Ý thì UTV câấm ăn đậu nành, cho nên TN ít cho chúng ăn lắm. Cứ 1-2 tuần mới cho ăn 1 lần mà phải rán để mọi chất độc cho cơ thể bay hết, vì rán là nó bốc hơi mà. Ăn gì bây giờ hả TM, cái gì cũng tốt, cũng xấu. Chán quá ! Chào !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều hôm mình nghĩ mãi mà chẳng biết ăn cái gì, chỉ mong thèm thứ gì để mà ăn, không kiêng khem nữa!

      Xóa
    2. Cái gì cũng chán, chẳng thấy cái gì ngon mà chỉ cái gì ăn chưa thấy SỢ thôi. Ăn 1 miếng còn chưa sao, nhưng cứ đến miếng thứ 3 là cái gì cũng phải nhắm mắt mà nuốt. Chán thế ! Chào !

      Xóa
  7. Cụ nói chí phải, tôi bị bệnh Gout nên thậm chí sữa đậu và món đậu phụ cũng phải hạn chế , khổ quá giờ chỉ con ăn được mỗi rau thôi, cũng đành chứ biết sao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ chịu khó ăn cơm với muối vừng vậy, tôi chưa đọc được bài nào nói về tác hại của vừng, lạc hoặc ăn khoai lang thay cơm, ăn bánh đúc chấm ít tương cũng chẳng sao đâu!

      Xóa
  8. Em còn nghe nói đàn ông ăn nhiều đậu phụ làm giảm chức năng sinh lý nữa phải không chị?
    Trước đây em thích ăn đậu phụ lắm...nay không hiểu sao thấy không ngon nữa! Chắc họ cho gì vào đậu nên mùi vị kém chị ạ. Hay tại em sắp..."đi gặp các cụ"? hi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị có đọc một bài, không phải yếu sinh lý mà tinh trùng bị yếu khó thụ tinh.
      Chị chẳng thích ăn đậu, chỉ thích uống sữa đậu nành ăn với dầu cháo quẩy!

      Xóa
  9. TT đã gửi Email bài viết này gửi cho bà xã để cảnh báo bố vợ (95 t). Vì ngày nào ông cũng diễn đậu phụ và mỳ ăn liền... Cám ơn chị!

    Trả lờiXóa
  10. May quá mính bắt đầu " có vấn đề "với tuyến giáp thể nhẹ Chưa phải dùng thuốc ,nhưng thôi ăn món khoái khẩu này vậy !,cám ơn bạn.Thấy bạn đã "nhúc nhắc " đi chơi,chúc bạn năm nay đi được nhiều hơn !

    Trả lờiXóa
  11. Nói thực đây là lần đầu tiên G biết đến tác dụng phụ của đậu nành,từ trước đến nay cứ yên tâm dùng các sản phẩm của đậu nành vì tôt cho người già.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng vậy, nhưng chóng chán nên không dùng liên tục.

      Xóa

Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]