Trang

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Giúp ngàn người khỏi bệnh gan bằng bài thuốc gia truyền 5 đời

(ĐSPL) - Kế thừa và phát huy bài thuốc gia truyền của dòng tộc, lương y Nguyễn Trọng Phùng, trú tại xóm Trung Minh, xã Minh Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An đã giúp hàng nghìn người thoát khỏi bệnh gan.
Trong đó, nhiều bệnh nhân ở giai đoạn cấp của viêm gan A, B, C, u gan, xơ gan cổ trướng... nhờ bài thuốc gia truyền của ông mà cũng thoát nạn.

Bài thuốc gia truyền 5 đời
Từ TP. Vinh chúng tôi ngược về miền Tây xứ Nghệ để tìm đến nhà lương y Nguyễn Trọng Phùng. Mới sáng sớm nhưng trước sân nhà ông Phùng đã có hơn 50 bệnh nhân xếp hàng chờ để thăm khám. Theo tìm hiểu của phóng viên, những bệnh nhân này đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước như Sài Gòn, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình... Nhưng đông nhất vẫn là những người Nghệ An. 
Đợi ông thăm khám và bốc thuốc hết cho bệnh nhân, đến tối chúng tôi mới có cơ hội để ngồi nói chuyện với vị lương y đặc biệt này. Đã bước qua cái tuổi thất thập cổ lai hy, đặc biệt lại có điều kiện về kinh tế, đáng lẽ ra lương y Phùng phải nghỉ ngơi để hưởng thụ tuổi già. Thế nhưng với cái tâm của nghề thầy thuốc, hàng ngày lương y Phùng vẫn cần mẫn thăm khám cho hàng chục bệnh nhân nghèo.
Ông Nguyễn Trọng Phùng sinh năm 1934 trong một gia đình làm nghề bốc thuốc gia truyền chuyên trị các loại bệnh về gan. Và ông được cha truyền lại nghề bốc thuốc cứu người. Bài thuốc quý báu mà ông Phùng học được từ cha là bài thuốc kết hợp các vị thuốc bắc và thuốc nam. ông theo cha học nghề từ nhỏ. Những ngày đầu ông chỉ đứng cạnh cha để được hướng dẫn cách bắt mạch, đoán biết bệnh tình của bệnh nhân. Theo lương y Phùng, dù có thuốc gia truyền trong tay nhưng cũng phải có duyên với nghề thì mới có thể chữa bệnh được.
Ông Phùng chia sẻ về bài thuốc quý của mình.

Theo cha từ nhỏ, lương y Nguyễn Phùng bắt đầu học từ những điều đơn giản nhất. Ông Phùng chia sẻ: “Lúc nhỏ tôi đã theo cha mình làm quen với các loại cây thuốc. Tôi theo cha đi khắp nơi đến các vùng dân tộc, miền núi phía Tây Nghệ An, thậm chí có lúc còn phải sang tận Lào để tìm cây thuốc mang về. Sau một thời gian theo cha, phân biệt được các vị thuốc, ông đã tự mình đi tìm cây thuốc về chữa bệnh cho bệnh nhân. Sau đó, ông đã xuống Tỉnh Hội Đông y Nghệ Tĩnh học thêm về đông y do thầy Từ Hữu Đề (trú tại Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) dạy và ông được Hội cấp giấy chứng nhận chữa các bệnh lý về gan. Đến năm 1968, sau khi bố mất, ông Phùng bắt đầu kế thừa bài thuốc gia truyền của gia đình để chữa cho người bệnh.
Lương y Nguyễn Phùng cho biết phương thuốc gia truyền của gia đình được làm từ 20 vị thuốc trong đó có: Muy tiên, chút chít, qua lâu, mộc tặc, bòn bọt, tò ho, tho nan, xuyên khung, đẳng xâm, xuyên đá... Để thuốc phát huy hết tác dụng thì người bệnh phải thực hiện theo đúng những chỉ dẫn về việc kiêng khem.
Khi bệnh nhân đến khám, ông chỉ cần bắt mạch, phán bệnh bốc thuốc rồi cho mang về. Với những bệnh nhân đã đi khám tại bệnh viện, người bệnh cần đưa các giấy tờ như phiếu xét nghiệm máu, xét nghiệm men gan, siêu âm tổng quát để ông gia giảm các thành phần thuốc cho phù hợp với thể trạng của người bệnh. Nguyên tắc trong cách chữa bệnh của lương y Phùng là chỉ cấp một lượng thuốc đủ dùng trong một tháng. Nếu người bệnh ở quá xa thì cho thuốc đủ dùng trong ba tháng, sau đó bệnh nhân phải đi xét nghiệm lại cho biết được tình hình tiến triển của bệnh tật để tiếp tục bốc thuốc điều trị tiếp.
Anh Nguyễn Thiện Kỳ trú tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An) cho biết: “Tôi bị bệnh viêm gan B và đã đi khắp nơi kể cả bệnh viện ở Hà Nội hay Sài Gòn nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Nghe một người quen giới thiệu tôi đến với lương y Nguyễn Trọng Phùng. Sau hai tháng điều trị tại nhà ông Phùng bệnh tình tôi đã đỡ hẳn. Giá thuốc chỉ bằng 1/10 chi phí ở bệnh viện”.
Rất đông bệnh nhân chờ để được ông Phùng thăm khám.

60 năm chữa bệnh giúp người nghèo
Ông Phùng cho biết nghề chữa bệnh gan gia truyền ở gia đình ông đến nay đã được 5 đời. ông không thể nhớ nổi mình đã chữa khỏi bệnh cho bao nhiêu người nhưng số sổ lưu tên bệnh nhân của ông xếp chồng và được lưu giữ rất cẩn thận. Chi phí khám và chữa bệnh tại nhà lương y Phùng rất hợp với túi tiền của người nghèo. Bệnh nhân cắt thuốc chỉ mất 20.000 đồng tiền khám cộng với 80.000 đồng/1thang thuốc cho bệnh viêm gan B, 100.000đ/1thang cho bệnh xơ gan cổ trướng.
Mặc dù giá thuốc rẻ như vậy nhưng chưa bao giờ ông lấy thêm tiền của bệnh nhân. ông tâm sự: “Tôi chữa cho bệnh nhân để lấy phúc đức cho con cháu sau này thôi. Đa số bệnh nhân đến đây đều có hoàn cảnh rất khó khăn nên tôi không nỡ lấy tiền thuốc, tiền khám của người bệnh. Với tôi cứu người vẫn là trên hết.” Và chính bằng bài thuốc này, ông lang Phùng đã có công cứu giúp hàng ngàn người bị bệnh gan trên khắp cả nước khỏi được bệnh. Với ông việc chữa khỏi bệnh cho người dân là điều ông cảm thấy hạnh phúc nhất.
Anh Nguyễn Văn Lương, quê ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị xơ gan đã khám và điều trị nhiều nơi nhưng vẫn không khỏi bệnh. “Tôi đã điều trị, lấy thuốc của ông Phùng một đợt. Đi xét nghiệm tại bệnh viện bệnh tình đã giảm được 50%. Nếu không có ông Phùng những người nghèo như tôi sẽ không biết làm thế nào. Mong tiếng của ông được đồn xa, để những người nghèo tìm đến ông mà chữa bệnh chứ bệnh gan mà đi điều trị ở bệnh viện tốn kém lắm các cô à”, anh Lương chia sẻ.
Y thuật và phương thuốc gia truyền của dòng tộc đã được ông truyền dạy lại cho hai người con trai của mình là Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Trọng Chung. Cả hai người đều đã tốt nghiệp các trường y khoa chuyên ngành y học cổ truyền và mở phòng khám kê đơn, bốc thuốc gìn giữ nghề truyền thống của gia đình. Mặc dù đã truyền nghề cho hai người con trai nhưng để an tâm lương y Nguyễn Phùng vẫn thường xuyên có mặt tại phòng khám để theo dõi các con làm việc. ông lấy những tấm bằng khen, những kỷ niệm chương, giấy chứng nhận của trung ương hội đông y để làm gương cho con cháu và thường nhắc nhở con cháu mình luôn phải giữ chữ tín, chữ tâm để giữ gìn nghề truyền thống của gia đình.
Không chỉ tâm huyết chữa bệnh mà ông còn là người hưởng ứng chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để góp một phần công sức của mình cho quê hương, lương y Nguyễn Phùng đã đóng góp hơn một tỉ đồng để xây dựng con đường liên thôn đã bị xuống cấp trầm trọng mùa mưa lũ, con đường lầy lội bùn đất nhân dân đi lại vô cùng vất vả, khó khăn. Ngoài là nhà đầu tư ông còn tự đi thuê nhà thầu, quan sát thi công. Không chỉ vậy ông còn chia sẻ tâm nguyện lớn nhất trong cuộc đời mình là có thể xây dựng được nhà trẻ khang trang để con em trong xã có điều kiện học tập, vui chơi tốt hơn. 
    
Chữa bệnh vì chữ  “Đức
Sáu mươi năm làm nghề bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc cứu người, lương y 
Nguyễn Trọng Phùng luôn tâm niệm một chữ “Đức”, lấy lời răn “lương y 
như từ mẫu” làm đầu. Với bất kỳ người bệnh nào ông cũng tận tình, chu
 đáo, chữa bệnh vì cái tâm. Nhiều bệnh nhân nghèo, già cả không nơi nương
 tựa từ các tỉnh xa đến khám bệnh, ông cho ăn ở miễn phí ngay trong nhà. 
Với sự cống hiến cho nghề bốc thuốc chữa bệnh ông nhận được rất nhiều 
bằng khen, kỷ niệm chương và giấy chứng nhận của TW hội Đông y Việt Nam
 cũng như tỉnh hội Nghệ An. Đặc biệt, những bức thư, bài thơ cảm ơn tấm 
lòng y đức từ các bệnh nhân ông đều lưu giữ lại để làm gương cho con cháu.

HÀ HẰNG – KIM THOA

8 nhận xét:

  1. Em gái BD tem vàng

    Thật hiếm có những thầy thuốc lương y như ông Phùng chị gái nhỉ ? Họ làm chủ yếu là cái tâm, cái đức chữa bệnh cho người bệnh, em gái mong sao đất nước mình những lương y bác sĩ khác luôn có tâm với người bệnh như thế thì tốt biết mấy

    Cảm ơn chị gái đã sưu tầm. Vui khỏe chị gái nhé ! (~_~)

    [img] http://2.bp.blogspot.com/-r4qzs8DpVzI/UHBrnqntdeI/AAAAAAAADsY/poZRrRPJs18/s1600/Keefers_pg.gif [/img]

    Trả lờiXóa
  2. Em xin chị bài này về nhà nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong em dùng bài này để mách cho nhiều người chữa khỏi bệnh.

      Xóa
  3. phầ lớn các lương y làm nghề thuốc đều lấy chữ tâm chữ đức làm trọng không như một số bác sỹ tây y coi tiền là trên hết ở TTT-sơn có ông bác sỹ mở phòng mạch khoảng 9-10 năm đã xây 3 ngôi biệt thự lừng lững ở cổng bệnh viện huyện

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Là thảm họa khi BS coi tiền là trên hết! Hình như ở nước ta ngày càng nhiều.

      Xóa
  4. Mong có nhiều thầy lương y như cụ Phùng

    Trả lờiXóa

Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]