Trang

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Cụm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quan Lạn

Cụm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quan Lạn gồm có đình, chùa, miếu, nghè, thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

1. Đình Quan Lạn:


Đình Quan Lạn đầu tiên được xây dựng gần bến Cái Làng, trung tâm thương cảng Vân Đồn. Sau nhiều thế kỷ hưng thịnh, cảng Vân Đồn hoang tàn do việc thông thương đã đi sâu vào khu vực kinh kỳ và phố Hiến, dân Cái Làng chuyển chỗ để chuyên nghề biển, ngôi đình cũng chuyển hai lần từ 9 gian xuống còn 7 gian. Ngôi đình ngày nay được xây dựng vào những năm 1890-1900. Nằm giữa trung tâm của đảo. Đình gồm một bái đường nối với hậu cung bởi ba gian ống muống. Chủ yếu bằng gỗ mần lái, một loại gỗ vào hàng tứ thiết, chỉ thấy ở vùng đảo Hải Vân. Trên nóc có hình lưỡng long chầu nguyệt, các đầu đao uốn cong, phía trước đình đắp bốn chữ nổi “Quốc thịnh dân hưng”, thể hiện ước vọng của người dân trong vùng. Bên trong đình được chạm khắc công phu, tỉ mỷ và rất độc đáo tạo thành bức tranh nghệ thuật hoành tráng. Đặc biệt, các đầu bẩy đều chạm khắc đầu rồng, mỗi một đầu rồng lại có sự khác nhau. Sàn đình được làm bằng gỗ, kiểu kiến trúc này chỉ có ở đình Bảng (Bắc Ninh), và đình Trà Cổ (Móng Cái). Bên cạnh đó, đình còn lưu giữ được 18 sắc phong từ đời vua Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) đến đời Bảo Đại. Đình thờ thành hoàng làng, các vị tiên công có công quai đê lập ấp dựng làng, sau đó phối thờ tướng Trần Khánh Dư - người có công lớn trong trận đánh thuyền lương giặc Nguyên Mông và gắn bó với vùng đảo này.

2. Chùa Quan Lạn
Chùa Quan Lạn nằm cạnh đình Quan Lạn. Chùa có tên chữ là Linh Quang tự. Chùa có kiến trúc giản dị. Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đường và hậu cung. Mái lợp ngói mũi hài. Hệ thống vì kèo cột gỗ theo kiểu giá chiêng chồng rường, trên các đầu xà, đầu trụ có chạm khắc hoa lá, chủ yếu là hoa sen. Chùa Quan Lạn thờ phật, thờ mẫu Liễu Hạnh và cụ Hậu. Cụ Hậu là người gốc Quan Lạn không có con, sống rất hiền lành phúc hậu, trước khi chết cụ đã hiến toàn bộ tài sản của mình còn lại cho nhà chùa, vì vậy mà người dân trong vùng đã tôn cụ làm Hậu Phật, tạc tượng cụ và đặt tượng cụ ở ngay trong chùa. Tượng cụ Hậu là bức tượng dân gian khá đặc sắc còn lưu giữ trong chùa.
Hiện nay chùa còn lưu giữ được đầy  đủ hệ thống tượng phật có giá trị điêu khắc mang đậm phong cách thời Nguyễn, các bức hoành phi, câu đối, sắc phong của vua Thành Thái (1889) phong cho mẫu Liễu Hạnh.

3. Nghè Quan Lạn:
Đảo Quan Lạn còn có 2 nghè: nghè Bản Thổ và nghè Trần Khánh Dư.
Nghè Bản Thổ rất nhỏ nằm giữa đình và chùa, thờ thần bản thổ. Trong sách chép nói về các thần của Quan Lạn có ghi: “Thần thổ địa là vị có công khai phá đất đai dựng nên xã này, cũng là vị dũng mãnh chết trong chiến trận”. Hiện trong nghè đang thờ một bài vị, trên bài vị có ghi: “Đương Cảnh thổ địa thần kỳ - vị hiền”.

Nghè Trần Khánh Dư
Nghè Trần Khánh Dư nằm ở xóm Thái Hà, bị hỏng nặng, năm 1995 được xây dựng lại theo kiểu chữ đinh gồm 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung. Nghè thờ tướng Trần Khánh Dư, người có công lao to lớn trong việc bảo vệ vùng biển biên ải Đông Bắc của tổ quốc.
(Thanh Mai: Đền thờ Trần Khánh Dư khởi công xây dựng lại hoàn toàn từ ngày 17/3/2010 với kinh phí 19 tỷ đồng. Hiện nay vừa hoàn thành trông hoành tráng như ảnh tôi mới chụp. Ở giữa là đền thờ chính, hai bên 2 ngôi nhà, vì không có điện sáng, chẳng thể chụp ảnh bên trong được. Vườn hoa và cây cối mới trồng còn thưa thớt.)
Nghè (đền) Trần Khánh Dư và đình Quan Lạn có mối quan hệ rất gắn bó và mật thiết với nhau. Hàng năm dân làng vẫn tổ chức rước kiệu Trần Khánh Dư từ đình về nghè để thờ.

 4. Miếu:
Ở Quan Lạn có bốn ngôi miếu, đó là miếu Cao Sơn, miếu Đức Ông, miếu Sao Ỏn và miếu Đồng Hồ.
Miếu Sao Ỏn và miếu Đức Ông, Miếu Đồng Hồ là nơi thờ ba anh em tướng lĩnh họ Phạm  đã tham gia chiến đấu trong trận đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII và các ông đã hy sinh ngay trên vùng biển Quan Lạn. Xác của ba ông đã trôi dạt vào bờ ở ba nơi: Sao Ỏn, Đồng Hồ, Bến Đình như vị trí miếu thờ ba ông ngày nay.
Miếu Cao Sơn thờ thần núi, một vị thần mà người dân trong đảo tôn sùng, họ cho rằng nhờ có vị thần này che chở mà đời sống của họ được ấm êm, no đủ. Ngoài ra, miếu còn thờ Đỗ Tấn Thân, cụ tổ của dòng họ Đỗ.
Cụm di tích đình, chùa, miếu, nghè Quan Lạn thực sự là cụm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân biển. Đặc biệt lễ hội ở đây cũng mang sắc thái riêng biệt gắn chặt với đời sống lao động của cư dân làng biển và truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta. Lễ hội Quan Lạn diễn ra vào ngày 18 tháng 6 âm lịch, không  kéo dài đến hết tháng sáu. Lễ hội có hai phần gắn bó chặt chẽ với nhau đó là lễ rước Tướng Trần Khánh Dư và hội chèo thuyền.
 Cụm di tích Quan Lạn đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 575/Q Đ, ngày 14/7/1990.
(Theo cổng thông tin điện tử Quảng Ninh)

16 nhận xét:

  1. Đền chùa ở Quan Lạn thật oai phong, hoành tráng, không kém gì những tỉnh thành, khu vực lớn. Các bạn đi du lịch nhắc nhiều đến Quan Lạn, nhưng lần này Trâm mới được ngắm nghía kĩ càng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mới đầu mình cũng nghĩ nơi này hẻo lánh chẳng có di tích gì!

      Xóa
  2. Tôi đến Quan Lạn lần thứ 2,mục đích muốn biết noi đây đã thay đổi như thế nào ?Đúng vậy,từ bến cảng ,đường xá ,nhà cửa,các nhà nghỉ,khách sạn đã thay đổi,mới xây dựng khá nhiều.TM đúng là một nhà báo thực thụ,đi đến đâu dù thời gian có hạn,cụ ấy cũng xem xét,ghi chép những điều cần thiết để có thể giới thiệu với mọi người,các công ty du lịch phải ảm ơn người quảng bá tích cực này mới phai

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình muốn truyền đạt lại những nơi đã đến để các bạn ở nhà cũng được tham quan, hoặc ai thích thì biết mà tới đó.

      Xóa
  3. Em chưa đến đây. Chị vẫn khỏe chứ ạ?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạo này chị khỏe hơn, hình như tăng cân quá đà rồi!

      Xóa
  4. Em gái được du lịch qua màn ảnh nhỏ cùng chị rồi! Những địa danh này em mới chỉ được nghe tên thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Nhiều Đình, nhiếu Chùa cổ ở phía Bắc khi còn được sống ngoài đó thì chả biết gì, nay ở xa tít miền Nam mới được chiêm ngưỡng qua ảnh của bạn bè. Lúc náy khó có thời cơ được đi như các cụ làng ta phía B.
    Một điều đáng suy ngẫm là theo thời gian những di tích náy cũng xuống cấp, mà dân thì vẫn nghèo, lấy đâu ra kinh phí để tu bổ đây, đồng thời vật liệu xd hiện nay hoàn toàn khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình nghĩ các di tích xếp hạng là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đều được cấp kinh phí tôn tạo cùng với sự đóng góp tự nguyện của mọi người.

      Xóa
  6. Bâ giờ ở đâu cũng xây chùa tô màu lòe loẹt, xây như kiểu khoe của chứ không khiêm tốn như ngày xưa. Mới trông thì thấy đẹp, ngẫm ra lại thấy sự mộc mạc của ngày xưa nó thật thà, đáng trân trọng hơn nhiều TM nhỉ. Chùa ngày nay cứ na ná như nhau nên chỉ đi ít chùa là biết chùa ở toàn quốc.Thông cảm suy nghĩ nông cạn của TN nhé. Chào

    1

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở miền Bắc còn giữ lại những nét chính của đền chùa cũ. Miền Nam thì lòe loẹt và lai căng nhiều.

      Xóa
  7. Chị gái toàn đi đến những địa danh em gái chưa đến bao giờ, nếu lên Ai là triệu phú chắc chàng Lại Văn Sâm mất hết 150 triệu với chị gái thôi hi hi

    Chúc chị gái 1 chiều an lành nha ! (~_~)
    [img] http://violet.vn/uploads/resources/blog/731506/7_iykim2000.gif[/img]

    Trả lờiXóa

  8. Mình lâu quá không vào blog ,bây giờ mới trở lại nên lạc hậu quá.Vừa rồi cũng đi Quan lạn ,chủ yếu là đi nghỉ, chân đau chẳng đi được đâu. Đây cũng là lần thư 2 đi,sông thấy Quan lạn thay đôi nhiều. Tuy nhiên vì quảng bá du lịch của mình kếm qua,hơn nữa cách đối sử với khách còn chặt-chém nên chưa được khách hài lòng. Cám ơn Mai đã đăng những bức ảnh này để kỷ niệm những nơi mình đã qua

    Trả lờiXóa

Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]