Trang

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

8 đối tượng tuyệt đối không ăn đậu phụ hàng ngày

Đậu phụ tuy rất tốt cho sức khoẻ và có tác dụng chữa nhiều loại bệnh nếu biết sử dụng đúng cách.

1. Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận
Đậu phụ là món đặc biệt tốt bởi chúng mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa lại có vi chất chống lão hóa, giúp xương chắc khỏe.
Tuy nhiên đến lúc tuổi già khi quá trình tiêu hóa và bài tiết không còn hoạt động tốt, thì việc dùng quá nhiều đậu phụ không những có lợi mà còn có thể gây ra tác dụng ngược như: hàm lượng a-xít uric quá cao khiến xương bị lão hóa gây nhức mỏi, hay chất thải chứa ni tơ dư trong qua trình tiêu hóa các protein thực vật sẽ khiến cho thận làm việc quá tải, chức năng thận suy giảm, gây đau lưng, tiểu tiện nhiều.
Nguyên nhân bởi, sự trao đổi chất protein của thực vật trong cơ thể khi ăn đậu phụ và cuối cùng thận sẽ bài tiết ra đạm.

Ảnh minh họa.

Người già hoặc người mắc bệnh thận khả năng bài tiết của thận bị suy giảm, nên nếu ăn nhiều đậu phụ, ăn quá nhiều protein thực vật, sẽ làm cho cơ thể sản xuất nhiều chất đạm hơn, làm tăng gánh nặng cho thận, chức năng thận suy giảm hơn nữa, không có lợi cho sức khỏe.

2. Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa
Đậu phụ rất giàu protein, ăn quá nhiều đậu phụ trong thời gian dài không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn dễ dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Chúng cũng khiến cho quá trình phân giải protein trở nên quá tải từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, không thích hợp cho người bị thiếu máu.

3. Người thiếu I-ốt
Đậu phụ có chứa một chất gọi là saponin thúc đẩy bài tiết i-ốt trong cơ thể người. Do vậy, ăn quá nhiều đậu phụ trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt i-ốt, gây bệnh thêm trầm trọng hơn

4. Người bị bệnh gút
Với những bệnh nhân có nồng độ a-xít uric trong huyết thanh cao nếu ăn nhiều đậu phụ sẽ bị bệnh gút tấn công và phải đối mặt với những cơn đau dữ dội. sưng và viêm các khớp xương.
Lý do là lý chất putine có trong đậu phụ làm tăng hàm lượng a-xít uric có trong máu, từ đó kích ứng các niêm mạc của bệnh nhân mắc gút. Do đó, những người có nguy cơ bị gút nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

5. Người bị các về huyết áp và tim mạch, xơ vữa động mạch
Theo chuyên gia y tế Hoa Kỳ, trong các sản phậm đậu nành chứa rất nhiều methionine, methionine dưới tác động của enzyme có thể được chuyển đổi sang cysteine.
Homocysteine có thể gây hại các tế bào nội mô ở thành động mạch, dễ làm cho cholesterol và chất béo trung tính lắng đọng trong thành động mạch gây ra xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, đậu phụ giàu a-xít béo omega-3 sẽ làm giảm cholesterol xấu và nguy cơ máu đóng cục. Thế nhưng hàm lượng này chẳng đáng là bao khi mà lượng chất isoflavone có trong nó và thành phần methionine sau khi bị enzym biến đổi sẽ khiến cho các tiểu cầu vón cục, xơ vữa các động mạch vành làm nghiêm trọng hơn các bệnh như huyết áp, tim mạch, đột quỵ.

6. Người đang giảm béo
Nhiều người lầm tưởng, hàm lượng carbohydrate thấp khiến cho đậu phụ là thức ăn được lựa chọn phổ biến trong các thực đơn giảm cân, thậm chí ăn đến no. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Thực tế, lượng carbohydrate nạp vào cơ thể khi sử dụng nhiều đậu phụ cũng tăng theo. Lượng carbohydrate quá cao khiến bạn bị tăng cân. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên kiêng tuyệt đối đậu phụ 2 tuần đầu nếu muốn giảm cân.

7. Người bị suy tuyến giáp
Đậu phụ có thành phần chất isoflavone một hợp chất chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú. Thế nhưng cũng chính hoạt chất này nếu hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn đến ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ iốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hoóc-môn tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.

8. Nam giới không nên ăn đậu phụ
Đàn ông nên cẩn thận khi ăn đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác. Bởi theo nhiều nghiên cứu từ trước đến nay thì mức tiêu thụ các sản phẩm từ đậu tương hàng ngày sẽ làm cho số lượng tinh trùng của nam giới giảm đi đáng kể.
Lý do, ăn đậu phụ nhiều hàm lượng chất thải dư nitơ sẽ khiến cho thận yếu. Ngoài ra, các chất có trong đậu như isoflevone sẽ khiến cho lượng tinh trùng giảm, rối loạn chức năng cương cứng.

Đặc biệt, hoạt chất isoflevone kể trên chứa các nội tiết tố thực vật, các nội tiết tố này khi vào cơ thể lại kích thích sản sinh ra các nội tiết tố nữ vì vậy không hề tốt cho cánh mày râu.
Theo Người Đưa Tin

10 nhận xét:

  1. Cảm ơn nhé.Chúc an lành.Mến
    http://topanhdep.net/wp-content/uploads/2015/08/anh-hoa-sen-vang-dep.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. [img]http://topanhdep.net/wp-content/uploads/2015/08/anh-hoa-sen-vang-dep.jpg[/img]
      Cảm ơn!

      Xóa
  2. Em gái thi thoảng ăn thôi chị gái ạ ! Món này ko hấp dẫn lắm, chúc chị gái vui khỏe bình an (~_~)

    [img]http://i842.photobucket.com/albums/zz343/tieuthu_nt/daum_gallery_photo_20131226062323.gif[/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước đây chị cứ tưởng ăn đậu phụ là lành nhất, vậy mà!

      Xóa
  3. Alúi, vậy thì em và ông xã là đối tượngkhông nên ăn nhiều đậu phụ rồi chị ơi!

    Trả lờiXóa
  4. Không biết thông tin trên đã được Cơ sở KH có uy tín nào kiểm chứng chưa?. Chả biết đúng sai đến đâu; nhưng thôi thì cứ ăn ít cho nó ...lanh.
    cảm ơn TM.

    Trả lờiXóa
  5. Em chào chị ạ! Em cảm ơn chị đã sưu tầm bài viết rất hữu ích cho mọi người! Em cũng hay ăn đậu phụ. Theo em thì nói ăn đậu phụ không tốt cho người bị thiếu máu là chưa hợp lý bởi vì những người ăn chay trường họ phải ăn đậu phụ nếu không họ sẽ bị thiếu máu. Quan trọng là họ ăn ít thôi. Những ý khác đều đúng cả. Ăn đậu phụ nhiều dễ bị bướu cổ, suy thận, tiểu tiện nhiều lần, tiêu hóa kém, có thể bị gout, khó giảm cân,... Vì thế thỉnh thoảng cũng nên ăn đậu phụ nhưng ăn ít thôi, mỗi lần chỉ ăn nhiều nhất 1 miếng đậu phụ nguyên miếng. Nếu luộc thì tốt hơn là rán, xào vì nó không béo và nước luộc làm cho đậu mềm khi ăn nóng ít bị đầy bụng.

    Trả lờiXóa

Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]