Trang

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Du xuân (Tiếp theo)

Tổ đình Trung Hậu

(PGVN)
"Tổ đình Trung Hậu hay dân gian vẫn quen gọi là chùa Trung Hậu thuộc xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, cách trung tâm Hà Nội 25km. Nhân tháng Vesak, sen nở đua sắc trong đầm làng, một lần ghé chân tới Tổ đình Trung Hậu là một lần được trở về cõi Phật nơi trần thế, một mái chùa không những góp phần vào công cuộc giữ nước, mà còn giúp xã hội hiện đại bảo vệ môi sinh và ươm mầm trí tuệ tuổi trẻ.
Chùa Trung Hậu có bề dày lịch sử 300 năm, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính hài hòa với vẻ uy nghiêm, tráng lệ của một chốn tùng lâm đã qua bảy đời cao Tăng Tổ đức trụ trì. Đặt chân trước cổng Tam quan, cánh cửa gỗ mộc mạc như gợi nhắc du khách về một miền ký ức thân quen nơi làng quê Bắc bộ…"










Đền thờ Hai Bà Trưng

Khu di tích đền thờ Hai Bà Trưng có diện tích 129.824m2, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, nơi Hai Bà sinh ra và lớn lên, Tế cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô. Xã có địa giới hành chính: phía Bắc giáp xã Đại Thịnh, phía Đông giáp xã Tiền Phong, phía Nam giáp xã Tráng Việt, phía Tây giáp xã Văn Khê và tả ngạn sông Hồng.
Tổng thể di tích đền Hai Bà Trưng bao gồm các hạng mục: cổng đền, Đền Trình, nghi môn ngoại, nghi môn nội, lầu chuông, gác trống, nhà tả mạc, nhà hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ thân mẫu ông Thi Sách và ông Thi Sách, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu và sư phụ - sư mẫu Hai Bà, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi vòi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh. Theo thuyết phong thủy, khu đất này có hình dáng giống như hình của một con voi trắng đang uống nước (Bạch tượng yển hồ). Ban đầu ngôi đền được dựng bằng tre, lá. Đến triều Đinh (968-980), đền được xây bằng gạch. Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Năm 1881-1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng lại ban đầu như hướng ngày nay.

Đền chính được xây dựng theo kiểu tiền nhất - hậu đinh gồm: Tiền tế, Trung tế, Hậu cung, xung quanh là tường gạch; hai bên là Tả Mạc và Hữu mạc bao lấy khu sân rộng. Hai cây muỗm bên hồ Bán Nguyệt cùng các cây cổ thụ khác trong khu nội vi tỏa bóng mát rượi càng làm tôn thêm cho đền vẻ cổ kính, uy linh.
Tiền tế là dãy nhà 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc cùng với những cột lim tròn, và phần kiến trúc gỗ truyền thống trong đền hợp nhất thành một thể thống nhất đầy sức sáng tạo. Trung tế là dẫy nhà 5 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Hậu cung gồm nếp nhà ba gian được xây dọc tạo thành chữ đinh.

Khu đền chính là một bảo tàng lịch sử và nghệ thuật nơi lưu giữ tượng hai bà và 6 nữ tướng, cùng hệ thống hoành phi câu đối với nội dung ca ngợi công tích Hai vua Bà…(ST)










DU XUÂN (bài đầu)

6 nhận xét:

  1. Em mong rằng thăm quan đề thờ miếu mạo đầu xuân sẽ mang đến may mắn cả năm chị à...
    Năm nay, đầu xuân em đã bị "RÙ" rồi, không biết năm nay sẽ ra sao đây chị ạ!

    Trả lờiXóa
  2. Chúc mừng chuyến du xuân của chị gái
    Chúc chị gái ngày tình yêu luôn ấm áp yêu thương (~_~)

    [img]http://4.bp.blogspot.com/-V35nuMSdKlQ/UvYsUh9UfmI/AAAAAAAA5nk/BS_Mb8aGg24/s1600/VL3.gif[/img]

    Trả lờiXóa
  3. TM ơi, bây giờ sao họ xây đẹp, sạch sẽ và hoành tráng thế ! Trước đây khi TN 6 tuổi nó lúi xùi lắm cơ. Hèn gì thằng cháu bảo cô không thể nhận ra một tí gì nơi đây ! Ngày xưa LƯỢN đền 2 bà Trưng, nhưng khác lắm ! Chúc TM sau buổi vãn chùa càng khỏe, càng vui và càng trẻ ra ! Chào !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ đền thờ Hai Bà Trưng hoành tráng lắm, khu đối diện là nơi vui chơi của các cháu. Ở đó có tầu hỏa, đu quay v.v...nên đông lắm, mình chỉ ngó sang một tí thôi!

      Xóa

Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]