Theo truyền thuyết và theo ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa có từ
trước khi Phật qua đời, nghĩa là có cách đây 2500 năm. Tuy nhiên, các nhà khảo
cổ cho rằng, nó được xây dựng từ khoảng thế kỷ 6 đến thế kỷ 10.
Chùa lại nằm trên đồi Singuttara. Từ chân đồi có 4 lối leo lên chùa.
Mỗi lối lên có một cặp chinthe (sư tử thần) canh gác.
Tại đây có lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật
giáo.
Đó là cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm,
một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
Năm 1608, một toán quân Bồ Đào Nha do Philip de Brito e Nicote đã cướp
phá chùa. Chúng cướp đi quả chuông lớn Dhammazedi mà Vua Dhammazedi đã dâng cho
chùa.
Philip de Brito e Nicote định
nấu chảy quả chuông đó để đúc đại bác. Nhưng khi chở qua sông Bago, chuông bị
chìm và đến nay vẫn chưa được tìm ra.
Những trận động đất ở thế kỷ 17 đã làm ngôi chùa bị hư hại nghiêm
trọng, trong đó có tòa Stupa (tháp).
Trận động đất dữ dội năm 1768 đã làm đỉnh tháp bị rơi. Vua
Hsinbyushin nhà Konbaung đã cho sửa chữa lại tòa tháp và nâng nó lên độ cao 98m.
Đế tháp bằng gạch, dát bên ngoài là những tấm vàng được quyên góp
từ nhân dân. Đê dát hết phần tháp này, nhà chùa đã huy động được 500kg vàng.
Năm 1779, Vua Singu Min cho đúc và dâng nhà chùa một quả chuông,
gọi là chuông Maha Gandha (âm thanh tuyệt diệu) nhưng dân gian hay gọi là chuông
Singu Min.
Tháng 5/1824, quân Anh đổ bộ vào xâm lược Myanma. Chúng lập tức
chiếm đóng ngôi chùa và biến đây thành một pháo đài tới mãi hai năm sau mới rút
đi.
Quân Anh lấy quả chuông
Singu Min định đem tới Calcuta, nhưng nó cũng bị chìm xuống sông như chuông
Dhammazedi. Quân Anh cố tìm mà không thấy.
Người Myanma liền đề nghị để
họ giúp tìm với điều kiện họ được đem quả chuông trở về chùa. Tưởng người
Myanma không vớt nổi, quân Anh đồng ý.
Các thợ lặn Myanma đã lặn xuống và buộc quanh quả chuông hàng trăm
cây tre, nhờ đó quả chuông được kéo nổi lên.
Năm 1827, trung tá J.E. Alexander cho đúc và tặng chùa một quả chuông
tương tự chuông Singu Min. Hiện chuông này treo trong lầu chuông ở góc tây bắc
sân chùa.
Năm 1841, Vua Tharrawaddy
sai đúc một quả chuông nặng 42 tấn bằng đồng và dát khoảng 20 kg vàng, đặt tên
là chuông Maha Tissada (ba âm thanh). Chuông này treo trong lầu chuông ở phía đông
bắc tòa tháp.
Trong chiến tranh Anh-Miến
thứ hai, quân Anh lại chiếm đóng chùa và lần chiếm đóng này kéo dài tới 77 năm,
đến tận năm 1929. Mặc dù vậy, người dân và tín đồ vẫn được vào chùa hành lễ.
Tháng 1/946, Aung San đã
diễn thuyết trong một cuộc mít tinh lớn ở quanh tháp để kêu gọi chính quyền
thực dân Anh trả độc lập cho Myanma nếu không sẽ tổng bãi công và nổi dậy
Bốn mươi hai năm sau, ngày
26/8/1988, con gái ông - Aung San Suu Kyi - đã diễn thuyết trong một cuộc mít
tinh lớn khác đông tới 500 nghìn người kêu gọi dân chủ cho Myanma.Trở lại với tòa Stupa, sau phần đế, là phần hình chuông của tháp. Trên phần hình chuông là phần mũ tháp. Trên phần mũ tháp là phần giả như các cánh sen.
Chùa từ lâu trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanma. Khi vào chùa phải cởi giày dép. Người Myanma thường đi vòng quanh tháp theo chiều quay của kim đồng hồ.
Ảnh: Hà Thành (Từ Yangon ,
Myanmar )
Người ta bảo Myanma là đất nước của chùa vàng, em định đi mà chưa thực hiện được.
Trả lờiXóaChị cũng định đi, nhưng bây giờ chân như thế này thì làm sao trèo hàng bao nhiêu bậc vào chùa được? Đành ngắm ảnh thôi!
XóaĐẹp lắm chị gái ạ, em đã từng được đặt chân ở Mục đa hán Thái Lan, hình ảnh đất nước Thái cũng giống hình ảnh đất nước Myanma này, nhìn chùa chiềng họ vàng bóng sạch sẽ đến mê hồn (~_~)
Trả lờiXóaChúc chị vui khỏe chiều thứ 4 nhé !
[img] http://img1.funscrape.com/en/flower/158.gif[/img]
Chùa này còn to hơn ở bên Thái cơ em ạ!
XóaCó một kiểu du lịch mới đi không mỏi chân mà lại sướng con MẮT.
Trả lờiXóaQuý vị nào thích, xin đăng ký với Thanh Mai Hà Nội.
Mình chẳng leo trèo được nữa rồi, đi du lịch kiểu này vậy!
XóaKhi xem bai này mình cũng cùng nghĩ như NL: TM đau chân mà chăm đi du lịch,lại đên thăm toàn kỳ quan,ai cũng muốn xem , nhưng kém như mình chẳng biết lối đi. Cám ơn bạn đã dẫn đường.
Trả lờiXóaBạn cứ vào đây đi du lịch với mình cho vui!
XóaChùa Vàng của Myanma tuyệt đẹp, câu truyện lịch sử của chùa cũng rất hay, hấp dẫn. Lúc nào khỏi chân, Mai tổ chức một chuyến đi nhé! Nếu không đắt quá thì Trâm cũng ao ước được đi.
Trả lờiXóaMình mong chân khỏe lại như trước để đến thăm Chùa Vàng kỳ quan Shwedagon - một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới, một di sản văn hoá khổng lồ của nhân loại vơi 1.000 đơn thể bao quanh tháp vàng, 72 ngôi tháp chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Hàng ngàn viên kim cương, hồng ngọc và chuông vàng. Đến đền đá Ananda - danh tiếng với kiến trúc hoành tráng và những pho tượng Phật khổng lồ, Dhammayangyi với hình khối kim tự tháp nổi bật độc đáo và vô số ngôi đền không tên khác.
XóaGiá Tuor trên dưới 20 triệu từ 3 tới 6 ngày Trâm ạ!
Em cũng muốn đi lắm mà chưa đi được chị à! Với những chùa chiền đẹp thế Myanma chắc sẽ thu hút du lịch tâm linh lắm chị nhỉ!
Trả lờiXóaGần đây VN đã có nhiều người đi rồi, em cố đi chụp ảnh về cho chị xem với!
XóaLàm nganh NG mấy chục năm đi khá nhiều nước khắp 5 châu vậy mà Miama thi tôi lại chưa đi được, chắc là những năm còn lại của cuộc đời cũng phải cố đến đất PHẬT ây, đến lạy Phật chắc sẽ được nhiêu PHÚC, LỘC, và quan trọng là THỌ .
Trả lờiXóaKhi nào bạn thấy khỏe thì đăng kí với công ty du lịch mà đi đi!
XóaNgắm chùa nước người ta mà thèm, thém cái đẹp nhưng hơn nữa là thèm cái NGHIÊM của đất nước này. Ở ta liệu có giữ được không, TM nhỉ. Tượng đồng mà chúng còn vào chặt trộm ngón tay,thật đấy. Chào!
Trả lờiXóaThế cho nên nước mình mới không có Chùa Vàng!
XóaMyanma sùng đạo Phật, lắm chùa chiền, nhiều chùa cổ kính. Chùa Vàng mà TM giới thiệu đẹp tuyệt vời. Mình có 1 ông bạn đồng nghiệp cũ có con trai đang tu hành ở VN thì đòi sang tu ở chùa Myanma, chắc vì chùa họ đẹp quá! Hi Hi!!!
Trả lờiXóaMình cũng đang muốn tu ở chùa vàng này đấy!
XóaĐa số người dân theo đạo Phật, 5.6% theo Thiên Chúa Giáo và 3,8% theo Hồi Giáo. Không hiểu sao ở Myanma hay có những cuộc đụng độ giữa Phật Giáo và Hồi Giáo.