Trang

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Rau cần nước còn gọi là cần cơm, cần ống, hương cần, hồ cần..., có tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume), là một trong những loại rau thông dụng ở nước ta.
Rau cần là cây rau quen thuộc trong bữa ăn
 hàng ngày của chúng ta tuy nhiên loại cây này lại có
công dụng chữa hiệu quả một vài loại bệnh. Ảnh: internet

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Táo ta chữa bệnh

SKĐS - Ít ai biết rằng quả táo ta có nhiều tác dụng có thể phòng và chữa bệnh hiệu quả.
Cứ mỗi khi Đông về là khắp nới trên các con phố hay các chợ vùng quê chúng ta đều bắt gặp các gánh hàng bán loại quả quen thuộc và bình dân, đó là: quả táo ta. Tuy nhiên, ít ai biết rằng quả táo ta có nhiều tác dụng có thể phòng và chữa bệnh hiệu quả.
Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quả quýt, cam, có tác dụng chống trầm cảm, mệt mỏi, và dễ cáu gắt và mất ngủ.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Hành trình tìm ông lang ẩn thân trên núi có bài ‘thuốc thần’ chữa gút (Kỳ3)

Kỳ 3 : Giải mã những vị thuốc trị gút
Kỳ 2 :  NHẤN VÀO ĐÂY
Kỳ 1 :  NHẤN VÀO ĐÂY

Mặc dù bốc thuốc cho cả vạn bệnh nhân, nhưng ông lang Lục Xuân Út (xóm Vinh Quang, xã Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang) vẫn làm hoàn toàn thủ công.

Mỗi lần bốc thuốc, ông lang Út mở 5 chiếc bao tải lớn chứa nguyên liệu đã thái và phơi khô, rồi cứ thế dùng tay bốc trộn với nhau.

Mỗi túi thuốc nặng 2kg, đóng trong túi nilon lớn. Mặc dù bốc bằng tay, nhưng túi nào túi nấy đều tăm tắp, đặt lên bàn cân đều chính xác 2kg.

Cứ đóng thuốc đến đâu, là có người đến khuân đi hết. Người bệnh tự chia mỗi túi thuốc đó thành 5 thang, sắc uống trong 10 ngày, tức hai ngày uống một thang. Thuốc cứ đóng vào bịch, chẳng có tờ giấy hướng dẫn gì cả.
Thảo dược kỳ quái trị ‘bệnh nhà giàu’ của ông lang Giáy
Ông lang Lục Xuân Út chế biến thuốc rất đơn giản, thô mộc. Tôi hỏi: “Sao anh không bốc thành từng thang như các ông lang khác, và có hướng dẫn sử dụng để người bệnh không phải thắc mắc gì?”.

Ông lang Lục Xuân Út bảo: “Thuốc của mình dân dã, chỉ cần đóng thành túi như thế là được rồi. Nhiều người cũng tư vấn cho mình cách đóng gói, bảo quản cho tốt, rồi thì dùng máy xay, nghiền.

Có bệnh nhân còn đòi tặng mình cả máy nghiền, máy trộn, máy đóng túi tự động. Tuy nhiên, mình không làm như vậy, vì sẽ phát sinh thêm chi phí, đội giá thuốc lên, mà công dụng thì vẫn như thế thôi.

Mỗi bọc thuốc của mình chỉ uống trong 10 ngày, nên bảo quản cũng đơn giản. Mà đóng gói đến đâu, bán hết đến đấy, nên đâu có sợ mốc”.

Một vị thuốc trị gút

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Hành trình tìm ông lang ẩn thân trên núi có bài ‘thuốc thần’ chữa gút (Kỳ 2)

Kỳ 2 : Truyền nhân của bài thuốc quý
Kỳ 3 :  NHẤN VÀO ĐÂY
Ông lang Lục Xuân Út (xóm Vinh Quang, xã Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang) sinh năm 1964, là người Giáy chính cống. Tổ tiên sống ở vùng biên giới Trung Quốc và Việt Nam.

Theo ông Út, hiện tại, nhà thờ tổ của ông nằm ở huyện Phú Linh (Vân Nam), bên kia Trung Quốc, cách biên giới có 6km, từ phía Phó Bảng (Đồng Văn) đi lên.

Các cụ kể lại, ngày trước, cộng đồng người Giáy sinh cư ở vùng biên giới, còn chưa phân biệt được cương thổ một cách rõ ràng. Vì thế, giờ đây, dòng họ của thầy lang Lục Xuân Út sinh cư ở cả hai bên biên giới, vẫn đi về thường ngày.

Dòng họ Lục của ông lang Lục Xuân Út có nghề thuốc gia truyền từ xa xưa. Các cụ kể lại, thì họ Lục có nhiều bài thuốc quý. Mỗi ông lang có uy tín trong gia đình sở hữu một bài thuốc đặc trị, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng.

Trong số những bài thuốc đó, nổi bật là các bài giải độc, trị các bệnh về gan, tiêu u phần mềm và gút.

Ông lang Út cho biết: “Ngày xưa, bệnh gút chưa phổ biến, nên mặc dù dòng họ của mình có bài thuốc trị gút tốt, song ít được dùng đến. Chủ yếu quan lang mắc gút, chứ nhân dân ít bị căn bệnh này.

Chữa bệnh gút giỏi, nên tổ tiên mình giao du với tầng lớp quan lại nhiều. Ông nội, rồi đến bố mình không chỉ là thầy lang chữa gút giỏi, mà còn là thầy thuốc riêng của Vua Mèo ở Đồng Văn”.

Ông nội của ông lang Lục Xuân Út lấy vợ, rồi di cư sang Đồng Văn sinh sống. Giỏi các bài thuốc quý, nên thường xuyên điều trị cho vua Mèo.

Ông nội truyền nghề thuốc cho con trai Lục A Hủi, là bố đẻ của Lục Xuân Út. Cụ Hủi sinh năm 1917, là thầy lang, chăm sóc sức khỏe cho vua Mèo Vương Chí Sình. Ông được vua Mèo phong là “thần y”.

Ông Hủi tài hoa, giỏi thuốc, lấy hai vợ và sinh được tới 10 người con. Vợ cả của ông Hủi là người Trung Quốc, có với nhau 3 người con.

Vợ hai của ông Hủi là người gốc Nghĩa Hưng (Nam Định), theo bố di cư lên Đồng Văn. Bà hai sinh cho ông 7 người con. Thầy lang Lục Xuân Út là con út của bà hai.

Ông lang Lục Xuân Út với một cây thuốc trị bệnh về xương

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Hành trình tìm ông lang ẩn thân trên núi có bài ‘thuốc thần’ chữa gút

TM : Tôi thấy có mấy cụ K5 QL bị bệnh gút khá nặng, nên tôi nhặt về đăng bài này để các cụ tham khảo xem có nên lấy thuốc của ông lang Út không?!

Kỳ 1 : “Thần y” chữa gút ẩn thân trên núi cao

Trong nhiều lần trò chuyện với một lãnh đạo của một tập đoàn sản xuất dược phẩm lớn ở Hà Nội, anh này hay nhắc đến một vị lương y bí ẩn thuộc dân tộc Giáy ít người. Ông lang này có gốc gác tổ tiên từ Trung Quốc.

Tập đoàn dược phẩm này đã sản xuất nhiều bài thuốc mà lương y của một dân tộc nhỏ bé, ít người của Việt Nam, chuyển giao cho, đặc biệt quý là những bài thuốc giải độc, làm đẹp.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo tập đoàn này rất tiếc nuối, khi đã nhiều lần, trong nhiều năm qua, lên tận vùng núi xa xôi, tìm đủ mọi cách, kể cả việc chi số tiền lớn, song vị lương y người Giáy kia vẫn nhất quyết không tiết lộ bài thuốc chữa gút cực kỳ hiệu quả.

Theo anh, gia tộc ông lang này có ý thức rất cao trong việc bảo tồn bài thuốc gia truyền, nên không dễ gì họ tiết lộ, dù có dùng đến rất nhiều tiền. Anh bạn lãnh đạo tập đoàn nọ cũng giấu tịt địa chỉ, tên tuổi vị lương y kia với tôi. Với anh, ông lang nọ là tài sản vô giá, nên không dễ gì anh ta tiết lộ.

Căn bệnh gút thực sự là nỗi “nhức nhối” trong xã hội hiện đại. Chúng ta ăn nhiều chất, ít vận động, lại sử dụng rượu bia nhiều, nên đại họa gút không chừa một ai. Gút gây đau nhức khủng khiếp.

Một bài thuốc gút có giá trị, sẽ khiến cả xã hội quan tâm. Giúp những bệnh nhân đang ngày đêm khốn khổ với căn bệnh này tìm được thuốc quý, cũng là việc làm có ý nghĩa.

Chính vì thế, trong mỗi chuyến đi đến vùng người Giáy, Lai Châu, sang Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, nơi có cộng đồng người Giáy đông đúc, tôi thường dò hỏi về một ông lang chữa gút tài ba. Thế nhưng, bao năm qua, ông lang chữa gút có gốc gác của người Giáy ấy vẫn bặt tăm.

Ông lang bí ẩn Lục Xuân Út

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Kiểu chữa bệnh tâm thần kỳ quái ở ‘ngôi đền bắt ma’

Kỳ 3 (kỳ cuối): Kiểu chữa bệnh kỳ lạ
Kỳ 1 :  NHẤN VÀO ĐÂY
Kỳ 2 :  NHẤN VÀO ĐÂY 

Như đã nói ở kỳ trước, ngôi đền Thó (thôn Tảo C, xã Lương Tài, Văn Lâm, Hưng Yên), được tổ tiên dòng họ Trần Ngọc xây dựng từ thời Bắc thuộc, hơn 1.000 năm trước. Đời nọ nối tiếp đời kia, những người được phân công trông giữ đền buộc phải làm công việc kỳ lạ, đó là chữa bệnh tâm thần cho người dân.

Người dân trong vùng tin rằng, ngôi đền này có khả năng “bắt ma”, nên có khả năng chữa những bệnh tâm thần do “ma nhập”.

Thực tế, những ông tự nhang khói cho đền không tin vào chuyện ma quỷ, mà họ được truyền lại bí quyết “trị điên” theo phương pháp từ xa xưa, rất đơn giản nhưng hiệu nghiệm.

Anh Nguyễn Văn Tự bên trong đền Thó

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Ngôi đền 1.000 năm ‘bắt ma’ trị bệnh tâm thần ở Hưng Yên

Kỳ 2: Ngôi đền 1.000 năm ‘bắt ma’ trị bệnh tâm thần
Kỳ 3 :  NHẤN VÀO ĐÂY

Anh Nguyễn Văn Tự là người được các cụ giao phó trách nhiệm trông giữ đền Thó (thôn Tảo C, Lương Tài, Văn Lâm, Hưng Yên).

Theo anh Tự, từ rất xa xưa, theo quy định của các cụ, ngôi đền này không tiếp khách vãng lai. Đây chỉ là ngôi đền của gia đình, và điều đặc biệt là thờ cả Phật lẫn Thánh.

Ngôi đền chỉ mở vào thời điểm nhất định và người vào đền là những bệnh nhân tâm thần. Đó là lúc, các bệnh nhân tĩnh tâm ngồi nghe anh Tự đọc kinh. Vậy lẽ đó, phải thuyết phục lắm, anh Tự mới mở cửa đền cho tôi vào.

(Theo anh Tự, hầu hết các bệnh nhân tâm thần thường hay nói nhảm, nói lung tung, nói những chuyện thánh thần, ma quỷ và họ nói cả ngày không chán. Họ càng nói nhảm, thì bệnh tâm thần càng phát nặng. Khi họ không nói, mà lắng nghe, thì não bộ mới hoạt động, mới phát triển tư duy.

Chính vì thế, anh Tự cấm họ nói nhảm, nói leo, nói xen vào câu chuyện của người khác. Trong lúc trò chuyện với anh, thi thoảng có người xen vào, anh đều quát. Khi anh quát xong, họ đều trật tự. Nhưng chỉ được một lúc, họ lại phải chêm vào vài câu.)

Quả thực, nếu cái uy của anh Tự không được phát huy, thì ngôi nhà với 30 bệnh nhân tâm thần, nói năng luôn miệng sẽ thành một cái chợ.

Đền Thó rộng rãi, nhưng khá xập xệ. Cột gỗ nghiêng ngả, rui mè đã mục, nhiều chỗ võng xuống. Anh Tự chỉ mấy chỗ cháy đen và bảo rằng, hồi đó người tâm thần tụ tập đông, thực dân Pháp tưởng Việt Minh, nên phóng hỏa đốt.

Điều kỳ dị, dù đổ đắp cả đống rơm rồi phóng hỏa, nhưng suốt 1 tuần ngôi đền vẫn không cháy. Đám lính Pháp sợ hãi, bỏ chạy hết. Về sau, những tên lính tham gia đốt đền đều đột tử chết cả.

Điều khá đặc biệt nữa, là ngôi đền này có hậu cung sâu hun hút. Ngoài anh Tự, thì không ai được vào hậu cung của đền.

Theo lời các cụ truyền lại, ngôi đền này được xây dựng từ thời Bắc thuộc, cách nay hơn 1.000 năm. Theo đó, một vị thần đã xuống hạ giới, đầu thai vào một người nhà Trần để làm việc kỳ lạ, đó là chữa bệnh cho những người tâm thần. Vị thần này về trời, con cháu được giao lại ngôi đền và tiếp tục làm công việc đó.
Đền Thó

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Kỳ bí ngôi đền giúp hàng ngàn người hết điên ở Hưng Yên

Kỳ 1: Kỷ luật ở “ngôi nhà điên”
Kỳ 2 : NHẤN VÀO ĐÂY 

Một lần, đi trên tỉnh lộ đoạn qua huyện Văn Lâm (Hưng Yên), tôi thấy một đoàn xe củi đẩy, gồm cả đàn ông lẫn đàn bà, với mũ nón lúp xúp trong mưa rét, liền dừng xe lôi máy ảnh ra chụp.

Thấy có máy ảnh, mấy ông bà “nông dân” này không đẩy xe nữa, mà dừng lại… tạo dáng. Tôi phải bấm máy ảnh liên hồi. Cứ chụp một lúc, nhóm người này lại xúm vào đòi xem ảnh, rồi lại tạo dáng đòi chụp tiếp. Họ cười nói vui vẻ như chẳng cần biết đến trời đất, xung quanh, với những chiếc xe tải đang hú còi inh ỏi xin đi. Quả thực, trong đời, tôi chưa gặp nhóm “nông dân” nào vui tính như thế.

Lát sau, một người dân sống ở ven đường đến bảo: “Mấy ông bà này bị tâm thần đấy. Họ đang được chữa trị ở đền Thó. Những người được ra ngoài đi lấy củi là đỡ bệnh rồi đấy. Ngôi đền ấy kỳ lạ lắm, ai bị bệnh tâm thần, dù nặng thế nào, đến ở thời gian là khỏi”.

Nghe chuyện người tâm thần đến đền ở khỏi bệnh thật khó tin, nhưng tò mò về ngôi đền chứa nhiều bệnh nhân tâm thần, tôi đã theo chân nhóm người lấy củi này.

Bệnh nhân ở đền Thó đi lấy củi

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Quần thể di tích Tràng Kênh

Thượng tọa Thích Thanh Giác tiếp tục giới thiệu với chúng tôi về quần thể di tích Tràng Kênh.
Cùng với nhiều di sản mang những nội dung lịch sử văn hoá có giá trị, Tràng Kênh vùng đất thuộc thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh năm 1962.

Dấu ấn lịch sử để lại đến nay cho biết, Tràng Kênh là một trận địa quan trọng trong trận thuỷ chiến Bạch Đằng năm 1288 do Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo chỉ huy, đánh tan đội quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII. Với các địa danh đã đi vào sử sách dân tộc như núi U Bò, Hoàng Tôn, Phượng Hoàng hay cửa Bạch Đằng, nơi hợp lưu của 3 con sông đổ về, cùng các dấu tích về những trận địa cọc hay những địa danh như Áng Hồ, Áng Lác cho biết vùng đất này đã ghi dấu về một chiến trường do quân và dân triều Trần bày trận đón đánh quân thù.

Tổng diện tích khu Tràng Kênh lên tới 300km2 gồm có 3 ngôi đền thờ Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo và ngôi chùa Tràng Kênh Trúc Lâm Tự. 

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Năm mới đi xem hát cửa đình

7h30 sáng ngày mồng 10 tháng giêng năm Ất Mùi (28/2/2015), con của bạn Tuyết Minh chiêu đãi một chuyến xe ô tô đưa 11 cụ bà QL đến chùa Phổ Chiếu Hải Phòng để lễ Phật, Thánh cùng với mấy cụ ở Hải Phòng. 
Thượng tọa Thích Thanh Giác đã nhiệt tình tiếp đón và làm lễ giải hạn cho các gia đình.